Mặc dù Ngô Khánh Thụy thường đề cập đến quyền lực của doanh nghiệp tự
do nhưng ông không tin rằng các động lực thị trường có thể một mình thúc đẩy
Singapore phát triển đủ nhanh. Giống như Sahashi của MITI, Ngô Khánh Thụy
cho rằng nhà nước phải can thiệp để đạt được những kết quả đúng. Ông đã từng
có lần viết các chính sách tự do kinh doanh thời thuộc địa “đã dẫn Singapore
vào ngõ cụt với tốc độ tăng trưởng chậm, tỉ lệ thất nghiệp lớn, nhà ở chất lượng
kém và nền giáo dục không thỏa đáng. Chúng ta phải thử một phương pháp tích
cực và can thiệp nhiều hơn”. Chịu ảnh hưởng mạnh của chủ nghĩa xã hội châu
Âu, Ngô Khánh Thụy kỳ vọng chính phủ sẽ khởi dựng và sở hữu nhiều công ty
quan trọng, đảm bảo cải thiện đời sống của công dân nước mình, đặc biệt là
thông qua chương trình cấp nhà ở công cộng. Thật vậy, Ngô Khánh Thụy đã có
lần khẳng định “yếu tố duy nhất quan trọng nhất quyết định tốc độ phát triển
kinh tế của một quốc gia kém phát triển (less developed country - LDC) là chính
phủ.”
Ngô Khánh Thụy chẳng để phí một chút thời gian nào, trực tiếp lao ngay vào
công cuộc công nghiệp hóa của Singapore. Năm 1960, ông đã đề nghị Liên Hiệp
Quốc (LHQ) cử một một phái đoàn chuyên gia đến Singapore để tư vấn cho
chính phủ trong một chương trình phát triển công nghiệp. Ngô Khánh Thụy đặc
biệt quan tâm các cố vấn đến từ những nước nhỏ nhưng phát triển thành công
nền kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn, chẳng hạn như Bỉ và Hà Lan. LHQ đã đề
nghị nhà kinh tế học người Hà Lan Albert Winsemius dẫn đầu nhóm nghiên
cứu. Winsemius về sau giữ vai trò cố vấn kinh tế cho Lý Quang Diệu trong suốt
hơn 20 năm.
Có Winsemius là điều may mắn cho Lý Quang Diệu. Con người Hà Lan này
có nền tảng tư tưởng khác biệt rất nhiều so với nhiều nhà kinh tế học thời đó.
Trước khi có bằng tiến sĩ kinh tế, Winsemius là một nhân viên bán pho mát.
Điều này đã khiến cho ông có nói một cách châm biếm rằng “bán pho mát khó
hơn điều hành một nền kinh tế”.
Bí quyết kinh doanh ở vị trí tuyến đầu này
cộng với kinh nghiệm của Winsemius về việc tái thiết châu Âu sau chiến tranh
đã giúp ông có một cách nhìn thực tế, hướng về thị trường trong phát triển kinh
tế. Quan điểm này đi ngược lại những triết lý truyền thống ủng hộ nhà nước,
phản đối thương mại vốn phổ biến trong giới chuyên gia phát triển suốt thời kỳ