CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 135

vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1959.

[29]

Quang Diệu trở thành

Thủ tướng.

Năm 1961, Tunku

[i]

Rahman Abdul, Thủ tướng của Liên bang Mã Lai - quốc

gia vừa mới độc lập khỏi sự cai trị của Anh - đã đưa ra một cơ hội cho
Singapore của Lý Quang Diệu bằng lời đề nghị cùng thành lập một liên bang.
Lý Quang Diệu tin rằng việc sáp nhập này sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế vì nó
giúp đưa Singapore nhỏ bé trở thành một phần của một thị trường rộng lớn hơn.
Năm 1963, cả hai cùng với nhiều thuộc địa khác của Anh trên đảo Borneo thành
lập nhà nước Malaysia. Liên bang này bị yểu mệnh ngay từ khi mới bắt đầu.
Mục tiêu chính của Tunku, một nhà dân tộc chủ nghĩa Mã Lai, là nâng cao vị
thế của cộng đồng người Mã Lai lạc hậu. Ông này nhìn nhận Liên bang
Malaysia mới khai sinh như là một phương tiện để đẩy mạnh vai trò thống trị
của người Mã Lai. Ngược lại, Lý Quang Diệu lại xem Malaysia là một nhà nước
hiện đại cần theo đuổi sự công bằng trong phân chia cơ hội cho tất cả các cộng
đồng dân tộc của nó.

[30]

tưởng tiến bộ này đã khiến cho chính quyền trung

ương Malaysia nổi giận trước cách đối xử của Lý Quang Diệu. Mối quan hệ
giữa Lý Quang Diệu và vị Tunku xấu đi và ông đành miễn cưỡng chấp nhận một
sự thật rằng liên bang đã kết thúc. Ông đồng ý đàm phán tách khỏi liên bang vào
năm 1965. Singapore tự đứng một mình.

***

TRONG NHữNG NGÀY ĐầU độc lập của Singapore, Lý Quang Diệu lúng

túng tìm một giải pháp cho các vấn đề khó khăn kinh tế của đất nước. Ông yêu
cầu bộ trưởng tài chính cử một phái đoàn sang châu Phi để quảng cáo rùm beng
nhằm thu hút thương mại nhưng các kết quả đạt được không đáng khích lệ. Rõ
ràng là Singapore không thể nào tiếp tục dựa vào các ngành kinh doanh thương
mại truyền thống được nữa. Đất nước cần phải đi theo con đường giống như
Hàn Quốc. Lý Quang Diệu viết: “Tất cả mọi người trong nội các chúng tôi đều
biết rằng con đường duy nhất để sống sót là phải công nghiệp hóa.”

[31]

Yêu cầu công nghiệp hóa thậm chí còn trở nên cấp bách hơn vì đảng Cộng

sản ở Singapore vẫn tiếp tục có ảnh hưởng. Nếu ông không củng cố kinh tế, tạo
thêm công ăn việc làm và đem lại cuộc sống no ấm thịnh vượng hơn nhằm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.