CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 133

Tôi thường xuyên bị bắt gặp không chú ý trong lớp học, tý toáy viết những lời
nhắn nho nhỏ gửi cho đám bạn trong lớp hay nhại theo kiểu cách kỳ lạ của một
số thầy cô giáo.” Một lần, những trò hề kiểu như vậy đã đẩy cậu học trò Lý
Quang Diệu tới hậu quả rắc rối to. Nhà trường có nội quy bất kỳ học sinh nào đi
học trễ ba lần trong một học kỳ sẽ bị đánh đòn ba roi. Lý Quang Diệu là người
luôn luôn dậy trễ như về sau ông tự nhận mình “thuộc họ nhà cú chứ không phải
là họ nhà chim sơn ca”. Vậy là năm 1938, Lý Quang Diệu đã vi phạm nội quy
đó. Chính tay vị hiệu trưởng đã thi hành hình phạt đòn roi. Đây có lẽ là một
điềm báo trước cho việc Lý Quang Diệu thực thi hình phạt giống như vậy về sau
đối với người dân của mình. “Tôi không bao giờ hiểu được vì sao các nhà giáo
dục phương Tây lại phản đối hình phạt về thể xác nhiều như vậy,” ông viết. “Nó
chẳng làm hại đám bạn của tôi cũng như tôi.”

Lý Quang Diệu dự định đi du học ở Anh nhưng khi Chiến tranh Thế giới thứ

II nổ ra, ông lại chọn một suất học bổng để theo học ở trường Đại học Raffles.
Việc học hành của ông tại đó rồi cũng bị chiến tranh làm cho gián đoạn. Lý
Quang Diệu tham gia vào một đơn vị quân y tình nguyện. Vào ngày cuối tháng
1/1942, khi quân Nhật đang tiến tới thành phố, Lý Quang Diệu và một người
bạn học đồng niên đang trực ở một bờ công sự của khu quản lý hành chính
trường Đại học Raffles. Ngay lúc đó, có một tiếng nổ đinh tai nhức óc làm cả
hai choáng váng. Lý Quang Diệu thốt lên với một vẻ sửng sốt: “Thế là chấm hết
Đế chế Anh.” Câu nói buột miệng của ông không phải là hoàn toàn không chính
xác. Tiếng nổ đó là do quân Anh gây ra trong khi cho phá tung con đường đắp
cao nối hòn đảo Singapore với bán đảo Malaysia. Singapore bị bao vây và cuối
cùng là đầu hàng vào tháng 2/1942.

Sự thua trận của người Anh, một trong những chiến bại nhục nhã nhất mà đế

chế này từng trải qua, đã làm thay đổi cách nhìn nhận của Lý Quang Diệu về thế
giới. Kể từ ngày thành lập Singapore đến khi đó, “uy quyền tối thượng của
người da trắng chưa từng bao giờ bị nghi ngờ,” Lý Quang Diệu viết. “Vị thế bề
trên của người Anh trong chính phủ và xã hội đơn giản đã là một điều hiển
nhiên của cuộc sống.” Tuy nhiên, ông cho rằng với các trận thắng của người
Nhật, “xã hội thuộc địa của Anh đã bị tiêu tan, và cùng với nó là tất cả mọi giả
định về sự ưu việt của người Anh”.

[23]

Thất bại của Anh là một thời khắc có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.