một gặp gỡ với đại sứ Anh khi vẫn đang nằm trong giường. Lý Quang Diệu
viết: “Có nhiều cuốn sách chỉ ta cách xây một ngôi nhà, cách sửa chữa máy
móc, cách viết một quyển sách nhưng tôi chưa thấy một cuốn nào chỉ cách xây
dựng một quốc gia bằng một tập hợp những nhóm người di cư tạp nham…, hay
cách làm thế nào để tạo đời sống ấm no cho người dân của quốc gia đó khi vai
trò kinh tế cũ của nó, vai trò là một trung tâm tập trung và phân phối hàng hóa,
đang chết dần. Vào ngày 9/8/1965 đó, tôi đã bắt đầu khởi hành một chuyến đi,
theo một con đường chưa từng in dấu chân ai, tới một bến bờ xa lạ, trong tâm
trạng vô cùng xáo động.”
***
LÀ MộT NGƯờI tự nhận mình có nhiều đức tính tốt của Nho giáo nhưng Lý
Quang Diệu không thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Ông sinh ngày
16/9/1923 trong một căn nhà lớn làm bằng gỗ có hai tầng ở Singapore, là con
của một bà mẹ 16 tuổi và người cha tên Lý Tiến Khôn , người mà Lý Quang
Diệu đã từng có lần càu nhàu nhận xét là “chẳng có mấy điều gì để mà khoe cho
mình”. Lý Tiến Khôn lớn lên với một số tiền đủ để vung thoải mái vào các cửa
hàng bách hóa sang trọng nhất Singapore. Thế nhưng, khi của cải của gia đình
bị sụp đổ trong thời kỳ Đại suy thoái thì Lý Tiến Khôn , với nền tảng học hành
trường lớp chính quy ít ỏi, kết cuộc phải làm một chủ cửa hàng quèn cho công
ty dầu nhớt Shell. Người con ưu tú Lý Quang Diệu nhận thấy những nhược
điểm của cha mình là không thể chấp nhận được.
Ông cũng cảm nhận tương tự về xu hướng thân Anh của gia đình. Lúc đó,
người Anh vẫn còn cai trị Singapore. Ông nội của Lý Quang Diệu quyết định
đặt cho cháu mình cái tên thánh “Harry”. Hiếm người Trung Quốc nào có tên
tiếng Anh cho nên việc thêm chữ “Harry” khiến cho Lý Quang Diệu trở thành
mục tiêu bị lôi ra làm trò cười ở trường. Dù vậy, Lý Quang Diệu vẫn học xuất
sắc và giành được một suất học ở trường trung học danh tiếng mang tên Học
viện Raffles, ngôi trường được đặt theo tên của người sáng lập Singapore
Stamford Raffles. Trớ trêu thay, một Lý Quang Diệu luôn ám ảnh với việc đòi
hỏi phải giữ kỷ luật thuở thiếu thời lại là một người hay gây rắc rối. Trong hồi
ký của mình, Lý Quang Diệu kể: “Trong tôi có một nết ham vui, tinh nghịch.