người châu Á thiên về ủng hộ các quyền của cộng đồng lớn hơn thay vì tán
thành các quyền cá nhân; vì thế, họ thích một chính phủ biết giữ gìn sự ổn định
xã hội hơn là một chính phủ chăm lo bảo vệ quyền tự do cá nhân. Ông viết:
“Trong các xã hội phương Đông, mục tiêu chính là có một xã hội trật tự tốt để
mọi người có thể hưởng tự do tối đa”.
Lý Quang Diệu đã đi xa đến mức bác
bỏ những nguyên lý cơ bản của dân chủ phương Tây như thể gạt đi một điều sai
trái. Lý Quang Diệu nói trong bài diễn văn của mình tại Tokyo: “Người ta cứ
cho rằng tất cả đàn ông và phụ nữ là bình đẳng hoặc cần phải bình đẳng. Nhưng
liệu bình đẳng có trong thực tế hay không? Nếu không, cứ khăng khăng đòi bình
đẳng sẽ dẫn đến sự thoái bộ… Điểm yếu của dân chủ nằm ở giả định tất cả mọi
người đều bình đẳng và có khả năng đóng góp ngang nhau vào cái tốt đẹp
chung. Giả định đó thật sai lầm.”
Vì thế, dân chủ, như nó được hiểu tại Mỹ,
không mang tính phổ quát và cũng không phải là một điều đòi hỏi cần phải có
đối với một nền kinh tế thị trường. Bất kỳ nỗ lực nào ép buộc nó phải diễn ra
như vậy là một kiểu chủ nghĩa đế quốc văn hóa, một sự tấn công của phương
Tây nhằm áp đặt hệ thống giá trị của mình lên phần còn lại của thế giới. Lý
Quang Diệu viết: “Mỹ không nên gán hệ thống giá trị của mình một cách bừa
bãi lên những xã hội khác, nơi giá trị đó không có kết quả.”
Như Michael
Barr, một giáo sư về quan hệ quốc tế, đã viết trong một nghiên cứu về Lý Quang
Diệu như sau: “Lý Quang Diệu là người đi đầu trong các nỗ lực về lý thuyết lẫn
thực hành nhằm dung hòa giữa lợi ích của tầng lớp thượng lưu tinh hoa hẹp hòi,
không dân chủ với những đòi hỏi xây dựng một nhà nước tư bản thành công vận
hành trong nền kinh tế toàn cầu.”
Đối với nhiều người ở phương Tây, lý lẽ “các giá trị châu Á” của Lý Quang
Diệu đơn thuần chỉ là một ý tưởng ngông cuồng được dựng lên nhằm hợp pháp
hóa và duy trì các chế độ chuyên quyền ở châu Á, trong đó có chế độ của Lý
Quang Diệu. Chris Patten công kích kịch liệt: “‘Các giá trị châu Á’… ngày càng
được viện dẫn nhiều hơn trong những năm trở lại đây như một cách biện hộ
thiên biến vạn hóa cho bất kỳ điều gì mà các chính phủ châu Á đang làm hay
mong muốn sẽ làm. Từ những nhân vật già cỗi muốn níu giữ quyền lực… tới
những chế độ già nua lo sợ phán quyết đến từ các hòm phiếu bầu cử, tất cả đều
có thể giăng ra một tấm màn ngăn cách giữa phương Đông và phương Tây rồi
tuyên bố những gì mà họ đang làm được một nền văn hóa lâu đời tôn sùng và