CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 129

đối lập chính trị vào thế bất lợi”.

[10]

Báo chí trong nước lẫn nước ngoài cũng

chịu áp lực tương tự. Trong báo cáo về tự do báo chí năm 2008 của mình, tổ
chức Nhà báo không biên giới đã xếp hạng Singapore đứng vị trí 144 trên tổng
số 173 nước, thua rất xa chế độ độc tài của Sudan và Kazakhstan.

[11]

Singapore

cũng đối mặt với sự chỉ trích gay gắt nhất của quốc tế về việc duy trì án tử hình.
Một báo cáo năm 2005 của Liên Hiệp Quốc tiết lộ Singapore “cho đến giờ” vẫn
có tỉ lệ án tử hình tính theo đầu người cao nhất trên thế giới, gần gấp đôi nước
xếp thứ hai là Ả Rập Xê Út.

[12]

Người nào thoát được án tử hình thường cũng

phải chịu hình phạt đánh đòn. Lý Quang Diệu không cảm thấy mấy tội lỗi trước
việc áp dụng những kiểu xử phạt như vậy. Ông đã từng có lần nói: “Giữa việc
được yêu mến và việc được nể sợ, tôi luôn tin rằng những chính khách biết dùng
mọi cách để đạt được mục đích là người hành động đúng. Nếu không có ai sợ
tôi tức là tôi chẳng có ý nghĩa gì”.

[13]

Trong một cuộc trao đổi trò chuyện với

Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Anh tại Hồng Kông, Lý Quang Diệu
tuyên bố ông đã dẹp sạch vấn đề tội phạm có tổ chức của Singapore bằng cách
tống vài trăm người vào tù. Patten sửng sốt, hỏi lại: “Vài trăm à? Có chắc tất cả
họ đều thực sự là người của Hội Tam Hoàng hay không?” Lý Quang Diệu đáp:
“Có thể”.

[14]

Giống như Park, Lý Quang Diệu cho rằng phương pháp lãnh đạo chuyên

quyền của mình là một hợp phần cần thiết trong Phép màu của Singapore. Trong
một bài diễn văn đọc tại Tokyo năm 1992, ông khẳng định: “Ngoại trừ rất ít một
số trường hợp ngoại lệ, nền dân chủ thường không đem lại một chính phủ tốt
cho những quốc gia đang phát triển mới. Dân chủ không dẫn dắt đến phát triển
vì chính phủ không thiết lập được sự ổn định và kỷ luật cần thiết cho phát triển.”
Lý Quang Diệu đã đi xa hơn Park rất nhiều. Ông lập luận kiểu dân chủ giống
như đang áp dụng tại Mỹ là sự kết hợp tồi với văn hóa và lịch sử của các xã hội
châu Á. Theo lý lẽ của ông, người châu Á thích được lãnh đạo dựa trên nền tảng
“các giá trị châu Á”, chẳng hạn như mong muốn xây dựng một xã hội ổn định
trật tự, lòng trung thành với họ tộc và cộng đồng, sự tôn trọng thứ bậc tôn ti. Lý
Quang Diệu khẳng định, là một người châu Á, ông mong muốn chính phủ phải
“trung thực, hiệu quả và có năng lực trong việc bảo vệ người dân của mình; tạo
cơ hội cho tất cả mọi người tự tiến bộ trong một xã hội trật tự và ổn định, nơi họ
có thể sống một cuộc sống tốt đẹp”.

[15]

Về mặt này, Lý Quang Diệu ngụ ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.