CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 128

về tính nhất thể của phát triển, ông đồng thời lại quay sang trở thành người chủ
chốt đề xướng một lập luận gây tranh cãi cho rằng văn hóa và sự thành công về
kinh tế có mối liên quan với nhau. Lý Quang Diệu biện luận Phép màu là một
hiện tượng châu Á dựa trên một số đặc điểm của châu Á, đặc biệt là tư tưởng
Nho giáo và văn hóa, những thứ không dễ nhân rộng ra toàn thế giới. Ông cho
rằng nhiều cách lý giải tập trung vào khía cạnh chính sách hay kinh tế của Phép
màu đã bỏ quên yếu tố văn hóa then chốt này. Theo ông, một số xã hội tự nó đã
có khả năng phát triển nhanh chóng hơn những xã hội khác. Nho giáo và những
xã hội chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo sở hữu ý thức sùng bái học tập và
tiết kiệm, tinh thần hi sinh bản thân và giềng mối xã hội dựa trên những chuẩn
mực xã hội thông thường; và ông tin đó chính là “những giá trị châu Á” đã đặt
nền móng cho Phép màu. Trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên
Fareed Zakaria vào năm 1994, Lý Quang Diệu khẳng định các nước đang phát
triển khác “sẽ không đạt được thành công giống như cách mà Đông Nam Á đã
làm vì thiếu mất một số động lực. Nếu ta có một nền văn hóa không chú trọng
nhiều vào việc học tập, kiến thức uyên bác, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm,
biết tạm hoãn ước muốn hưởng thụ trong hiện tại để gặt hái được lợi ích trong
tương lai thì tốc độ phát triển sẽ chậm lại rất nhiều”.

[9]

Tuy nhiên, Lý Quang Diệu đã tạo ra một vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất bằng

phong cách cầm quyền Singapore chặt chẽ, sít sao của ông cùng với lập luận
“những giá trị châu Á” phức tạp mà ông dùng để bào chữa cho phong cách lãnh
đạo này. Phát triển kinh tế của Singapore đi kèm với một cái giá phải trả: quyền
tự do dân sự và nhân quyền bị hạn chế. Nhà nước Singapore can thiệp vào đời
sống cá nhân của công dân mình đến một mức độ khó có thể chấp nhận được
nếu ở phương Tây. Chính thức mà nói, Singapore là một quốc gia dân chủ nghị
viện có bầu cử thường kỳ mà trong đó đảng Hành động nhân dân (PAP) của Lý
Quang Diệu đã giành được chiến thắng suốt từ năm 1959 đến nay. Trên thực tế,
Singapore là nước chỉ có một đảng lãnh đạo. Lý Quang Diệu và giới lãnh đạo
của PAP sử dụng quyền lực của chính phủ để nghiền nát các lực lượng đối lập
cũng như dập tắt nhiều tranh luận công khai. Chiến thuật ưa dùng của các lãnh
đạo chính phủ là khởi kiện các vụ án phỉ báng nhằm vào các chính trị gia đối lập
dám chỉ trích họ. Bộ Ngoại giao Mỹ bình luận những vụ khởi kiện này “đã gây
ra một hiệu ứng ngột ngạt lên sự bày tỏ đầy đủ quan điểm chính trị và đặt phe

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.