CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 126

thể hào phóng đặc biệt với công dân của mình (Singapore đã có chương trình
nhà chung cư thành công nhất trong lịch sử) nhưng ông cũng sở hữu một tính
cách kiêu ngạo khác thường không kém, luôn thể hiện một niềm tin đến cùng
rằng chỉ có ông là người duy nhất biết điều gì là tốt nhất. Như một nhà ngoại
giao Anh đã từng nhận xét Lý Quang Diệu là “người lỗi lạc nhất dẫu có đôi chút
gì đó của một kẻ hung tàn”.

[7]

Dù Lý Quang Diệu ứng dụng một số khía cạnh của “mô hình châu Á” trong

phát triển (chủ yếu là vai trò to lớn của nhà nước trong nền kinh tế) nhưng cách
làm của ông có nhiều điểm khác biệt then chốt. Có một nét độc đáo liên quan
đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước với nhà nước. Không
giống như Nhật Bản và Hàn Quốc, giới chức Singapore không tập trung vào
việc nuôi dưỡng các công ty Singapore do các doanh nhân trong nước điều hành
nhiều như giới chức Nhật và Hàn. Khi Lý Quang Diệu và nhóm của mình muốn
bước vào một ngành kinh doanh mới, nhà nước thường trực tiếp đứng ra đảm
trách công việc mạo hiểm này. Về mặt này, sự can thiệp của Lý Quang Diệu vào
nền kinh tế có thể nói là lớn hơn của MITI hay của Park Chung Hee. Thật vậy,
trong số tất cả các nhà nước mới công nghiệp hóa của châu Á, Singapore có lẽ
là nước được mưu tính cẩn thận nhất và sắp đặt nhiều nhất.

Yếu tố xa rời quan trọng nhất của Lý Quang Diệu khỏi “mô hình châu Á” vốn

đã được ứng dụng ở Nhật Bản và Hàn Quốc chính là cách ông sử dụng tiền vốn
đầu tư nước ngoài để tạo đà tăng trưởng nhanh. Lý Quang Diệu sẵn sàng chấp
nhận một mức độ ảnh hưởng của nước ngoài đến nền kinh tế mà một người theo
chủ nghĩa dân tộc bài ngoại như Park Chung Hee sẽ không bao giờ dung nạp.
Ông biến chính phủ thành một cỗ máy xúc tiến đầu tư nước ngoài theo đuổi ráo
riết các công ty quốc tế. Thông qua tiến trình này, Lý Quang Diệu và nhóm kinh
tế của mình “chọn ra những kẻ chiến thắng” giống như giới chức hành chính sự
nghiệp MITI của Nhật Bản nhưng họ lại tiến hành thông qua một số loại hình
công ty đa quốc gia “mục tiêu” nhất định, những doanh nghiệp có khả năng tạo
ra nhiều công ăn việc làm nhất, nhập khẩu những công nghệ mới và đào tạo cho
người Singapore những kỹ năng quản lý và kỹ thuật tiên tiến. Bằng cách này,
Singapore thay thế các hoạt động của chaebol ở Hàn Quốc hay keiretsu ở Nhật
Bản bằng tập đoàn đa quốc gia. Đó là một kế hoạch tài tình và là một minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.