CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 127

chứng cho thấy sức mạnh làm thay đổi của đầu tư nước ngoài đối với việc biến
các nước nghèo thành giàu có.

Chọn đi theo con đường này, Lý Quang Diệu đã gắn tương lai đất nước nhỏ

bé của mình với các lực lượng toàn cầu hóa ở mức độ lớn hơn cả Nhật Bản lẫn
Hàn Quốc. Singapore bám chặt khái niệm thuê ngoài gia công (offshoring) đang
trở nên thịnh hành. Theo đó, các tập đoàn đa quốc gia chuyển hoạt động từ nền
kinh tế trong nước ra nước ngoài, thông thường là nhằm mục đích tìm cách hạ
thấp chi phí sản xuất. Căn nguyên của Phép màu ở Singapore chính là sự cải
tiến kỹ thuật (hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn, giao thông đảm bảo hơn và
nhanh chóng hơn) khiến cho dịch vụ thuê ngoài gia công của các công ty nước
ngoài trở nên ít tốn kém hơn và ít rủi ro hơn. Vì thế, chiến lược của Lý Quang
Diệu dựa trên một nghịch lý. Chính phủ vừa can thiệp vào nền kinh tế lại vừa
hòa nhập với thị trường thế giới, khiến cho Singapore dễ thích ứng với những
thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu hơn Nhật Bản và Hàn Quốc dù phụ thuộc
vào sự dẫn dắt của nhà nước nhiều hơn. Lý Quang Diệu đã nâng mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà nước và thị trường trong “mô hình châu Á”
lên những cấp độ phức tạp mới.

Singapore đã thu hút được sự chú ý rất lớn của các nhà hoạch định chính sách

và các nhà kinh tế, những người đã và đang nghiên cứu xem liệu mô hình của
Lý Quang Diệu có thể chuyển giao sang các nước khác hay không. Lý Quang
Diệu tin rằng có thể được. Ông khẳng định các viên gạch xây dựng cơ bản của
phát triển là dễ làm và theo ông, viên gạch xuất phát điểm chính là môi trường
trọng dụng nhân tài. Ông nói: “Quan trọng là phải xây dựng một hệ thống mà
trong đó nếu một người càng tự học hỏi, tự đào tạo, phát triển kỹ năng và đóng
góp cho nền kinh tế thì anh ta sẽ càng được tưởng thưởng.” Lý Quang Diệu
cũng giữ một quan điểm cực đoan về sức mạnh của các thị trường, cực đoan hơn
nhiều nhà lãnh đạo khác của châu Á có tư tưởng hướng đến xuất khẩu. Ông
giảng giải: “Đừng bao giờ tin rằng anh có thể đi ngược lại sức mạnh của thị
trường. Sẽ chẳng được gì nếu anh cố gắng làm điều đó.”

[8]

Tuy nhiên, chính tại đây, chúng ta chạm phải điều đầu tiên trong số rất nhiều

mâu thuẫn trong triết lý kinh tế của Lý Quang Diệu. Trong khi đang thuyết giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.