được những điều bí ẩn khó hiểu thấu được của phương Đông hợp pháp hóa.”
Lý Quang Diệu bỏ ngoài tai những lời chỉ trích kiểu như vậy, cho đó là sự ngạo
mạn về văn hóa của phương Tây. Tuy nhiên, cũng có nhiều người châu Á khác
rất giận dữ với những quan niệm của ông. Nhân vật ôn hòa nhất trong số đó là
Kim Dae Jung, nhà hoạt động vì dân chủ của Hàn Quốc. Trong một bài báo
đăng trên tạp chí Foreign Affairs năm 1994, Kim lập luận rằng “quan điểm của
Lý Quang Diệu về các nền văn hóa châu Á không những khó có thể khiến người
ta ủng hộ được mà tự bản thân nó cũng không có cơ sở”. Ngược với sự khẳng
định chắc chắn của vị thủ tướng họ Lý, Kim cho rằng các lý tưởng dân chủ đã là
một phần của các hệ thống chính trị châu Á từ rất lâu trước khi chúng bén rễ ở
châu Âu. Vì thế, chúng thật sự là sản phẩm tự nhiên của các giá trị châu Á chứ
không phải là sự áp đặt từ phương Tây. “Châu Á không nên để mất thêm một
chút thời gian nào trong việc thiết lập vững chắc nền dân chủ và củng cố nhân
quyền,” Kim viết. “Rào cản lớn nhất không phải là di sản văn hóa của châu Á
mà là sự kháng cự của những kẻ cầm quyền độc tài cùng những người biện hộ
cho chúng.”
Những lời lên án kiểu như vậy cho đến giờ vẫn có rất ít tác động ở Singapore.
Hơn bốn thập niên đã qua kể từ ngày Singapore độc lập, Lý Quang Diệu vẫn
không bị phản đối. Dù đã thôi không làm thủ tướng vào năm 1990 sau 32 năm
cầm quyền liên tục, ông vẫn chưa rút lui hoàn toàn khỏi công việc lãnh đạo.
Ngày nay, Lý Quang Diệu giữ một chức vụ lạ lùng là “Bộ trưởng Cố vấn” trong
khi con trai ông, Lý Hiển Long , làm Thủ tướng suốt từ năm 2004 đến nay. Lý
Quang Diệu và gia đình của ông, vì vậy, đã đạt được một tầm kiểm soát ở
Singapore mà chưa có bất kỳ một quốc gia không theo chủ nghĩa cộng sản nào
của châu Á sánh kịp.
Tuy nhiên, vào năm 1965, trong cái ngày đầu tiên tuyên bố độc lập, tất cả
những thành công và tranh cãi này vẫn còn nằm ngoài sự tưởng tượng phong
phú nhất của Lý Quang Diệu. Buổi tối hôm đó, ông lại một lần nữa không ngủ
và đánh cật lực 150 trái banh gôn từ một điểm phát bóng quen thuộc bên ngoài
khu nhà ở chính thức của mình. Điều đó làm cho ông cảm thấy dễ chịu hơn
nhưng vẫn bị cảm giác hồ nghi và lo lắng hành hạ. Các vấn đề rối loạn giấc ngủ
của Lý Quang Diệu trở nên nghiêm trọng đến nỗi có một lần ông phải sắp xếp