CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 134

ảnh hưởng mạnh đến cuộc đời của Lý Quang Diệu về sau. Maurice Baker, một
người bạn thời đại học của Lý Quang Diệu, nói về ông: “Động cơ chủ yếu thúc
đẩy Lý Quang Diệu bước vào chính trường là sự thật Nhật Bản đã đánh bại Anh
trong vòng khoảng 30 ngày… Tôi nhớ ông ấy đã nói: ‘Chúng ta không được để
cho điều này xảy ra lần nữa. Chúng ta phải bảo vệ chính mình và chăm lo cho
chính mình. Hãy tự nắm quyền kiểm soát và điều hành đất nước’.”

[24]

Khi chiến tranh kết thúc và người Anh quay trở lại Singapore, Lý Quang Diệu

ghi danh theo học luật tại trường Đại học Cambridge của Anh. Ông trở nên rất
năng động về chính trị, tham gia vào một nhóm nghiên cứu không chính thức
của các sinh viên đến từ Mã Lai và Singapore gọi là Diễn đàn của người Mã
Lai.

[25]

Trong suốt bài diễn văn phát biểu nhân một buổi họp, Lý Quang Diệu

đã nói với nhóm sinh viên bạn hữu của mình rằng họ cần phải theo đuổi sự
nghiệp chấm dứt chế độ cai trị của Anh. Ông kêu gọi: “Nhiệm vụ của chúng ta
đã rõ ràng: đánh đuổi về nước thậm chí tên đế quốc phản động nhất mà vị thế đã
lung lay, không còn khả năng cố thủ.”

[26]

Tuy nhiên, khi quay trở lại Singapore

vào cuối năm 1950, Lý Quang Diệu phát hiện ra đảng Cộng sản Singapore đã
trở thành lực lượng chính trị dẫn dầu tại hòn đảo này.

[27]

Quang Diệu quyết

tâm ngăn không để Singapore rơi vào tay họ bởi những bất đồng của ông với tổ
chức này ở đảo quốc sư tử.

[28]

Lý Quang Diệu bắt đầu xây dựng một nền tảng sự nghiệp chính trị khi đang

giữ vai trò đại diện cho nghiệp đoàn Singapore trong các vụ tranh chấp lao
động. Sau một vài vụ thắng lợi, Lý Quang Diệu trở thành chiến sĩ đấu tranh bảo
vệ quyền lợi của tầng lớp lao động Singapore. Vào năm 1953, ông tập hợp một
nhóm những người theo cánh tả tham dự nhiều cuộc họp tổ chức trong tầng hầm
nóng nực, ngột ngạt tại nhà mình để bàn về việc hình thành một chính đảng mới.
Những phiên họp này đã dẫn tới sự ra đời của Đảng Nhân dân hành động (PAP)
vào năm 1954. Trong vòng 5 năm sau, chính đảng PAP của Lý Quang Diệu đã
cố gắng vượt qua các đối thủ trong một loạt các liên minh phức tạp và trong các
cuộc đàm phán với giới chức Anh, các phong trào chính trị đối địch. Thanh thế
đi lên của Lý Quang Diệu xảy ra trùng hợp với thời điểm mẫu quốc Anh rút đế
chế cai trị của mình khỏi Singapore. Người Anh cho phép Singapore có một
mức độ tự trị lớn và đảng PAP của Lý Quang Diệu đã giành được chiến thắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.