còn sản xuất thì chỉ giữ ở mức độ tối thiểu. Tuy nhiên, đến năm 1975, Hồng
Kông đã đạt kim ngạch xuất khẩu trị giá 3,5 tỉ USD đối với các mặt hàng may
mặc, đồ chơi, dệt sợi và điện tử. Nhiều năm sau Chiến tranh Thế giới thứ II, một
nhóm lớn các nhà công nghiệp nhỏ như Lý Gia Thành đã mở cửa hàng tại vùng
đất nhượng địa này và bắt đầu xuất khẩu hàng hóa của mình sang Mỹ và châu
Âu không lâu sau đó.
Thông qua quá trình này, khu vực tư nhân đã lèo lái Phép màu của Hồng
Kông gần như hoàn toàn bằng chính sức mình. Không có những Shigeru
Sahashi đứng ra “chọn những kẻ chiến thắng”, không có sự cộng tác kiểu “mô
hình châu Á” giữa chính phủ và doanh nghiệp. Dù thống đốc người Anh và một
nhóm nhỏ các công chức của ông này thực sự cũng có hỗ trợ cho cộng đồng
doanh nghiệp Hồng Kông, chẳng hạn như thông qua việc phát triển đất công
thành những khu công nghiệp giống như Singapore,
nhưng đóng góp chính
của họ vẫn là việc hoạch định các chính sách thông minh. Môi trường kinh tế ổn
định, hiệu quả, cởi mở và không có tham nhũng vốn thu hút nhiều doanh nhân
giống Alan Hassenfeld cũng đã cho phép các nhà doanh nghiệp như Lý Gia
Thành xây dựng công ty của mình. Những công ty mới thành lập này khi đó đã
lợi dụng hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ tự do hơn thế để xuất khẩu
đi khắp thế giới. Hồng Kông trở thành một Con hổ là nhờ vào các thị trường tự
do, thương mại tự do và các lực lượng toàn cầu hóa chứ không phải là vì có sự
can thiệp của chính phủ. Nhà kinh tế học Milton Friedman đã khẳng định Hồng
Kông là “ví dụ hay nhất” về một xã hội đương đại “dựa chủ yếu vào sự trao đổi
tự nguyện thông qua thị trường để tổ chức hoạt động kinh tế của mình.”
Vì thế, lịch sử Phép màu của Hồng Kông đã làm dấy lên nhiều câu hỏi
nghiêm túc về giá trị của “mô hình châu Á” trong phát triển. Hồng Kông đã
chứng minh rằng các nước cũng có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tương tự qua
việc ứng dụng sự kết hợp giữa hai yếu tố lãnh đạo tốt và thị trường mở, không
cần phải có sự đỡ đầu trực tiếp của nhà nước hay giới chức quản lý khắc nghiệt
quá mức chịu đựng. Bất chấp tất cả mọi sự chú ý và khen ngợi dành cho mô
hình phát triển do MITI xây dựng tại Nhật Bản, thành công của Hồng Kông
chứng tỏ cấu thành chính của Phép màu là chủ nghĩa tư bản lỗi thời và đơn giản.
Thậm chí tại các quốc gia mà nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nỗ lực phát