CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 160

hấp dẫn đến mức không thể cưỡng lại được. Chi phí sản xuất một sản phẩm đầu
búp bê G.I. Joe tại Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ trước cao gần gấp 7 lần tại
Hồng Kông, thậm chí là sau khi đã tính cả chi phí chuyên chở bằng tàu biển.

[5]

Châu Á trở thành cơ sở sản xuất toàn cầu chủ chốt không chỉ vì lý do có nhân

công giá rẻ. Thế giới đang phát triển vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 có vô
số người đói ăn sẵn lòng chấp nhận làm việc với mức thù lao rẻ mạt. Thế nhưng,
các ngành sản xuất không dịch chuyển tới những nơi như châu Phi hay Trung
Đông với một mức độ lớn như dịch chuyển sang châu Á . Điểm khác biệt chính
là các chính sách kinh tế mà các chính phủ châu Á theo đuổi. Môi trường kinh tế
ổn định và các kế hoạch điều tiết tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh được
thiết lập tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã thúc đẩy phát
triển một môi trường dễ chịu và thân thiện đối với các doanh nhân nước ngoài
hơn rất nhiều so với bất kỳ một nơi nào khác trong thế giới đang phát triển. Hệ
thống thông tin liên lạc hoàn thiện cùng mạng lưới giao thông nhanh hơn và
đáng tin cậy hơn đã khiến cho quá trình chuyển dời sản xuất sang châu Á diễn ra
dễ dàng hơn, rẻ hơn và ít rủi ro hơn. Các công ty sản xuất châu Á như Trường
Giang cũng ngày càng trở nên chuyên môn hơn rất nhiều trong một khâu của
quy trình sản xuất và điều này đã làm cho họ hiệu quả hơn và có sức cạnh tranh
nhiều hơn. Chẳng hạn như các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ chưa bao giờ phải đảm
nhận khâu sơn hay gắn tóc cho đầu búp bê G.I. Joe bằng tay.

Sự dịch chuyển sản xuất sang châu Á có nhiều lợi ích ngày càng mở rộng.

Các công ty Mỹ tiết kiệm được tiền, có thêm lợi nhuận và giải phóng được các
nguồn quỹ dành cho những dự án đầu tư mới. Họ chuyển số tiền tiết kiệm chi
phí có được từ các cơ sở sản xuất đặt tại châu Á sang cho người tiêu dùng Mỹ
dưới hình thức giá bán thấp và điều này cho phép người Mỹ được hưởng một
chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tại châu Á, sản xuất gia tăng giúp tạo ra nhiều
hàng hóa xuất khẩu và nâng cao thu nhập. Các nhà máy mọc lên tại Hồng Kông
và các nước hay vùng lãnh thổ láng giềng đã đem lại nhiều công ăn việc làm
mới cho người dân châu Á. Nhiều công nhân làm việc trong các nhà máy này đã
bị hấp dẫn rời xa ruộng vườn và lần đầu tiên được đưa đến nền kinh tế công
nghiệp hóa. Công việc của họ thường là vô cùng nặng nhọc; trong một số
trường hợp là độc hại cho sức khỏe. Họ làm quần quật trong nhiều giờ, gập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.