CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 159

đến thế nào chăng nữa, Lý Gia Thành vẫn luôn nhất quyết phải ra tận sân bay
của Hồng Kông đón Alan và đi cùng chàng trai này đến Đảo Hồng Kông mỗi
khi Alan bay đến thành phố này. Alan kể, Lý Gia Thành hay “KS”

[i]

như cách

mà anh thường gọi vị doanh nhân họ Lý, “đã ảnh hưởng rất lớn lên cuộc đời tôi”
và “trở thành một người giống như là cha của tôi”.

[2]

Mối quan hệ cá nhân giữa Lý Gia Thành và Alan vô cùng thân thiết nhưng

quan hệ làm ăn kinh doanh của họ thì cũng vẫn tiêu biểu như bao người khác.
Hasbro bắt đầu thuê các công ty châu Á sản xuất đồ chơi cho mình từ đầu những
năm 1960. Ban đầu, công ty Mỹ mua hàng từ Nhật Bản. Thời gian đầu, sản
phẩm được thuê làm là những món đồ chơi có thể xếp gọn được và quần áo cho
búp bê. Sau đó, Haspro đặt sản xuất búp bê tại Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài
Loan. Đến những năm 1970, gần ¼ đồ chơi của Haspro là do các nhà sản xuất
châu Á làm ra. Vào thời kỳ đầu thập niên 1970, Alan đã bỏ ra sáu tháng mỗi
năm, ngồi tại một căn phòng ở khách sạn Hilton của Hồng Kông để giám sát các
nhà cung cấp của Hasbro trong toàn khu vực. Chàng trai này dán đầy các bức
điện tín lên tường xung quanh giường ngủ của mình để theo dõi các đơn hàng.

[3]

Ngành sản xuất đồ chơi chỉ là một trong nhiều ngành được chuyển sang châu

Á sản xuất ở qui mô lớn trong giai đoạn đầu. Các ngành khác bao gồm dệt sợi,
may mặc, giày da và hàng điện tử tiêu dùng. Qua nhiều thập niên, các công ty
Mỹ hoạt động trong những ngành nghề tiên tiến hơn cũng thuê các nhà sản xuất
châu Á làm sản phẩm cho họ, trong đó có cả máy vi tính và thiết bị điện tử công
nghệ cao khác.

Lý do chính của việc chuyển sang sản xuất tại châu Á xuất phát từ vấn đề chi

phí. Bản chất những ngành kinh doanh thâm dụng lao động, chẳng hạn như đồ
chơi và may mặc khiến cho tiền lương trở thành một yếu tố quan trọng đối với
khả năng cạnh tranh của một sản phẩm. Vì có mức độ phát triển cao hơn đáng
kể nên Mỹ ắt hẳn không thể cạnh tranh nổi với châu Á còn nghèo và đông dân
về mặt chi phí nhân công. Một công nhân nhà máy ở Hồng Kông năm 1970 chỉ
kiếm được 33 xu/giờ tức chỉ bằng 1/10 tiền lương được trả của một công nhân
Mỹ làm trong ngành sản xuất. (Lương công nhân tại Singapore và Hàn Quốc
thậm chí còn thấp hơn).

[4]

Kết quả là, những khoản tiền tiết kiệm chi phí mà các

công ty Mỹ có được nhờ vào việc thuê ngoài ngoại biên sang châu Á đã trở nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.