người trên những chiếc máy may hay lắp siết các linh kiện ti vi với nhau trong
một dây chuyền sản xuất. Dù sao, mức lương mà họ được hưởng cũng lớn hơn
rất nhiều so với những gì mà họ thu được từ những cánh đồng lúa của mình. Các
nhà máy trở thành những cây đèn hiệu soi sáng hi vọng về một cuộc sống tốt
đẹp hơn và thúc giục người nghèo rời bỏ làng quê đến những khu công nghiệp
mới sáng chói của khu vực.
Tuy nhiên, vào những năm 90 của thế kỷ trước, làn sóng dịch chuyển sản xuất
ồ ạt sang châu Á có chi phí thấp, đặc biệt là việc thuê ngoài (outsourcing) sản
xuất của các công ty Mỹ sang châu Á, đã trở thành vấn đề kinh tế dễ gây ra
tranh chấp nhất giữa Mỹ và châu Á. Cùng lúc với việc ngày càng có nhiều nhà
máy giống như Trường Giang của Lý Gia Thành mở ra ở khắp châu Á thì ngày
càng cũng có nhiều nhà máy phải đóng cửa tại Mỹ. Công ăn việc làm do các nhà
máy này tạo ra cũng ra đi cùng với chúng. Người Mỹ than phiền rằng châu Á
đang “đánh cắp” việc làm của họ khi nhiều khu vực sản xuất gần như đã bị xóa
sổ do sự cạnh tranh của châu Á. Chẳng hạn như vào năm 1990, có gần một triệu
người Mỹ làm việc trong ngành may mặc; ngày nay, con số đó đã giảm xuống
dưới 200.000. Gia đình Hassenfeld đã cố gắng giữ lại càng nhiều công việc sản
xuất tại Mỹ đến mức còn có thể chấp nhận được về mặt kinh tế nhưng cuối cùng
họ cũng đành phải chịu thua trước thực tế tài chính. Năm 1998, họ đóng cửa nhà
máy sản xuất đồ chơi chính của Hasbro tại đảo Rhode (dù một số sản phẩm
trong đó có board game hiện vẫn đang được làm tại Mỹ).
Sự phát triển đi lên
đều đặn của Phép màu đã và đang đe dọa công ăn việc làm trong ngày càng
nhiều các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ, làm dấy lên nhiều tiếng kêu la phản đối
của các chính trị gia, các thành viên nghiệp đoàn lao động, các nhà hoạt động xã
hội chống thương mại đòi cắt bớt quan hệ kinh tế giữa Mỹ với châu Á.
Trong khi đó, tại châu Á, Phép màu có thể xảy ra được là nhờ vào việc sản
xuất những loại hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền chất lượng thấp để xuất khẩu sang
Mỹ và châu Âu. Tốc độ tăng trưởng nhanh của tất cả các quốc gia trải qua Phép
màu đã được chính làn sóng dịch chuyển sản xuất sang châu Á khởi động cài số.
Sự phát triển của Hồng Kông gần như hoàn toàn bị dẫn dắt bởi sự dịch chuyển
trong khu vực sản xuất trên toàn cầu. Năm 1950, với tư cách là một phần của Đế
chế Anh khi đó, Hồng Kông chủ yếu là một trung tâm tài chính và thương mại