CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 24

Tuy nhiên, bất chấp chính phủ Hàn Quốc nghĩ gì, tôi cũng không có ý định

tiết lộ nội dung trao đổi ngắn gọn của Bosworth cho cơ quan CIA phiên bản Hàn
Quốc. “Anh sẽ phải đọc nó trên báo ra ngày mai giống như tất cả mọi người
khác thôi.” Tôi trả lời và cúp máy.

Tôi thường dễ bị tức giận với những mật vụ hay quấy rầy của Hàn Quốc

nhưng lần này, tôi cảm thấy tội nghiệp cho họ. Bản thân tôi cũng bị xúc động
trước chấn thương mà cuộc Khủng hoảng đang gây ra ở Hàn Quốc, đất nước
đang trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Hơn 40 năm qua, người Hàn Quốc đã
quen với tăng trưởng kinh tế và thu nhập mỗi lúc một tăng. Cuộc Khủng hoảng
đã xuất hiện trước mặt họ như một cơn ác mộng không thể nào lý giải nổi. Tất
cả những thành quả to lớn của họ, thành quả mà họ đã giành được bằng nỗ lực
phi thường, dường như sắp sửa trôi tuột mất trong thời gian chỉ còn tính bằng
ngày. Trong trạng thái choáng váng, những nhà quản lý thất nghiệp quá xấu hổ
không dám thông báo với gia đình của mình rằng họ đã mất việc làm nên vẫn
tiếp tục vận những bộ đồ xanh đen đặc trưng của giới làm công ăn lương, giả vờ
đi đến công sở mỗi sáng. Họ bỏ cả ngày trốn ở các công viên cạnh dốc núi ở
những vùng ngoại ô Seoul. Các bà nội trợ tình nguyện bán các món nữ trang
vàng bạc quí giá của mình cho chính phủ để nhận về đồng Won vô giá trị trong
một nỗ lực hi sinh vô ích nhằm làm đầy lại ngân khố trống rỗng của đất nước.
Vị Bộ trưởng Tài chính lớn tuổi của Hàn Quốc, người không may đã lên nhậm
chức giữa lúc Khủng hoảng xảy đến, sau đó đã bị các công tố viên đang trong
tâm trạng đầy căm uất tống thẳng vào tù.

Người Mỹ và Tây Âu, những người nếm trải cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu

2008-2009 có mức độ tàn phá khủng khiếp sự giàu có thịnh vượng, công ăn việc
làm và niềm hi vọng, đã bắt đầu cảm thông với tâm trạng bất an và khiếp sợ mà
một người Hàn Quốc bình thường phải hứng chịu khi đó. Bất kỳ một người Hàn
Quốc trên 30 tuổi nào cũng đều nhớ cảnh nghèo đói bần cùng mà đất nước đã
chịu đựng và những sự hi sinh đau đớn mà đất nước phải trả giá để lê bước thoát
khỏi tình cảnh cơ hàn đó. Kể từ đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, người Hàn Quốc
phải làm việc trong các nhà máy tồi tàn, tằn tiện chắt bóp để tự mình xây dựng
một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ từ bỏ những quyền tự do công dân và tự do cá
nhân để nhượng bộ các chế độ độc tài chuyên chế trong quá trình tìm kiếm sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.