Ấn Độ
110
950
764 %
* Số liệu thống kê mới nhất là vào năm 1969.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới; Tổng Cục phân bổ ngân sách, tài chính và thống
kê Đài Loan.
Các nhà kinh tế gọi đó là Sự thần kỳ của kinh tế châu Á và nó chắc chắn phải
là một phép màu. Năm 1981, Đông Á có tỉ lệ đói nghèo cao nhất trong tất cả các
khu vực trên thế giới, với gần 80% dân số sống với thu nhập chưa đầy 1,25
USD/ngày. Năm 2005, tỉ lệ này giảm xuống còn 18%. (So với châu Phi, tỉ lệ
người dân vùng Hạ Sahara của châu lục này sống ở mức cực nghèo hầu như vẫn
giữ nguyên không đổi là 50% trong suốt cùng thời kỳ thống kê).
Hàng trăm
triệu người dân châu Á, những người đã phải chân lấm tay bùn trên những cánh
đồng lúa lúa nước, ở trong những căn nhà tranh vách đất và sống với những bữa
ăn chỉ đủ để duy trì sự sống, giờ đây đang làm việc trong những tòa nhà chọc
trời xây dựng theo kết cấu thép, xung quanh ốp kính được trang bị máy điều hòa
nhiệt độ; sống trong những tòa cao tầng sang trọng với những chiếc tủ lạnh chất
đầy đồ ăn thức uống và thưởng thức những tách cà phê sữa Starbucks thượng
hạng. Cách đây 40 năm, hầu hết người dân châu Á chỉ may mắn được học tiểu
học. Giờ đây, nhiều người đã cho con cái của mình đi du học ở những trường
đại học tốt nhất nước Mỹ. Trong những năm 1950, các nền kinh tế châu Á chỉ
đủ sức nuôi được người dân của chính mình. Ngày nay, người châu Á sản xuất
con chip thẻ nhớ, màn hình LCD và máy tính xách tay nhiều hơn bất kỳ ai trên
thế giới.
Sự chuyển biến này đã thu hút tôi hướng tới châu Á. Khi còn là một sinh viên
đại học, tôi đã đọc đôi chút về phát triển kinh tế và tôi muốn trải nghiệm điều
này trong đời sống thực với thời gian thực. Châu Á không làm tôi thất vọng.
Mỗi lần tôi bắt tàu điện trên không (Skytrain) chạy xuyên qua thủ đô Bangkok
chật ních người hay đón một chiếc taxi Ambassador cũ chạy vòng quanh New
Delhi hoặc tản bộ xuôi theo những con đường sầm uất náo nhiệt của Thượng