gấp ba, anh đã sở hữu được một chiếc máy quay video kỹ thuật số của Sony,
một máy vi tính xách tay và hai căn hộ, đang tính đến chuyện mua chiếc xe hơi
đầu tiên của mình. Chen Xiangjian hào hứng nói về tương lai của riêng mình và
thậm chí còn sôi nổi hơn khi nói về những viễn cảnh tươi sáng của con gái mới
chỉ được 1 tuổi mình, Châu Châu. Anh dự báo: “Đến khi cháu bằng tuổi tôi bây
giờ, cháu sẽ có cuộc sống tốt đẹp không thua gì một người thành công nhất
trong xã hội Mỹ”.
Ở châu Á hiện đại, giấc mơ đó đang trở thành sự thật.
ĐỂ ĐÁNH GIÁ đúng mức độ huyền diệu của Phép màu như thế nào trong
suốt thời gian qua, chúng ta cần phải nhìn lại thời kỳ châu Á đã khốn khổ ra sao
vào đầu thập niên 50 của thế kỷ 20, khi câu chuyện của chúng ta bắt đầu. Hầu
như tất cả mọi ngóc ngách của châu lục này đều ở trong tình trạng hỗn loạn. Tại
Nhật Bản, cuộc chiến tuyệt vọng và tàn khốc với Mỹ đã hủy hoại xương sống
nền kinh tế từng một thời hết sức hùng mạnh của đất nước mặt trời mọc. Khi
Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc vào năm 1945, một phần tư của cải vật chất
của Nhật Bản bị mất đi. Khoảng 40% trong số 16 thành phố lớn nhất vốn là mục
tiêu ném bom của quân Đồng minh đã bị phá hủy. Hàng triệu người mất nhà
cửa; nhiều người bị thiếu ăn và thậm chí là chết đói. Phóng viên nước ngoài
Russel Brines, trong một dịp đến Tokyo sau khi chiến tranh kết thúc, đã cho biết
“tất cả mọi thứ đều bị san phẳng… Chỉ có những tàn tích nhô lên từ bình địa:
ống khói của các nhà tắm công cộng, những két sắt nặng nề và đó đây một công
trình xây dựng còn đứng vững qua cuộc chiến với những cánh cửa chớp bằng
sắt nặng nề”. Một quan chức Mỹ báo cáo rằng “toàn bộ cơ sở kinh tế của các
thành phố lớn nhất Nhật Bản đã trở thành những đống hoang tàn đổ nát”.
Chiến tranh cũng tàn phá phần lớn châu Á khi quân đội Nhật Bản càn quét
khắp từ Thượng Hải đến Singapore. Năm 1937, Nhật xâm lược tàn bạo Trung
Quốc, đáng chú ý nhất là sự kiện Cưỡng hiếp Nam Kinh khét tiếng, một trong
những tội ác man rợ nhất của thế kỷ 20. Sau khi Nhật thua trận, Trung Quốc rơi
vào một cuộc nội chiến một mất một còn giữa một bên là lực lượng Quốc dân
đảng được Mỹ hậu thuẫn dưới quyền chỉ huy của Tưởng Giới Thạch và một bên
là lực lượng ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Mao
Trạch Đông đã giành được chiến thắng và tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 trong khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài