CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 34

Tuy nhiên, những biến động, những cuộc cách mạng và những cuộc chiến

tranh giữa thế kỷ 20 này chỉ là tai ương mới nhất của hàng thế kỷ chìm trong sự
trì trệ. Đã từng có lúc các xã hội tại châu Á giàu có hơn nhiều và phát triển hơn
các xã hội tại châu Âu. Vào năm 1600, châu Á chiếm 2/3 GDP thế giới trong
khi toàn bộ Tây Âu chỉ chiếm 20%. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới khi đó, lần lượt chiếm 29% và 23% GDP toàn cầu.

[8]

Francois

Bernier, một người Pháp đã đến Ấn Độ vào thế kỷ 17, viết về hoàng đế Mughal
của nước này như sau: “Tôi không tin rằng có bất kỳ một quốc vương nào khác
trên thế giới sở hữu nhiều của cải châu báu (như vàng, bạc, đồ trang sức…)
bằng vị vua này... Khối lượng tiêu thụ khổng lồ các quần áo, vải vóc dát vàng và
gấm thêu kim tuyến tinh xảo, lụa tơ tằm, sản phẩm thêu, ngọc trai, xạ hương, hổ
phách và những loại nước hoa có mùi hương ngọt ngào ở nơi đây cũng vượt
ngoài khả năng tưởng tượng.”

[9]

Thế nhưng, đến những năm 1500, châu Á bắt đầu tiến trình suy vi chậm chạp,

lê thê so với phương Tây. Các nước châu Âu đã phát minh ra nhiều công nghệ
mới (vũ khí và thiết bị hàng hải tiên tiến) và các hình thái của tổ chức kinh tế
(tập đoàn hiện đại), những thứ mang lại cho họ một lợi thế kinh tế và quân sự.
Của cải châu báu, lụa tơ tằm, đồ gốm sứ và những vật dụng có giá trị khác của
châu Á là những món mà châu Âu thèm thuồng nhất. Vì vậy, chẳng có gì ngạc
nhiên trước việc châu Âu ứng dụng những công nghệ mới của mình vào một
cuộc chinh phạt khắp thế giới để tìm ra những nguồn của cải cho mình và kiểm
soát thương mại. Đến cuối Thế kỷ 16, quốc gia Bồ Đào Nha nhỏ bé đã thống trị
nhiều nền kinh tế từ Đông sang Tây bằng cách chinh phục hoặc thành lập một
loạt các thuộc địa thương mại trải dài từ Tây Phi qua Vịnh Ba Tư đến Nhật Bản.
Cuộc Cách mạng công nghiệp tại Vương quốc Anh vào Thế kỷ 18 đã đem lại
cho châu Âu một lợi thế trong lĩnh vực sản xuất mà châu Á không bắt kịp trong
suốt 2 thế kỷ tiếp đó. Đến cuối Thế kỷ 19, hầu hết châu Á đều đã bị các cường
quốc thực dân châu Âu chiếm làm thuộc địa. Trung Quốc tưởng như là quá lớn
đến nỗi người châu Âu không thể chiếm được cuối cùng cũng nằm dưới quyền
kiểm soát của họ. Người châu Âu, dẫn đầu là Anh, đã dùng những lời đe dọa
hoặc vũ lực thật sự để ép lấy nhiều hiệp ước “bất công” từ phía Trung Quốc,
những hiệp ước đem lại cho họ các điều kiện nhân nhượng đặc biệt, chẳng hạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.