Mỹ Latinh
1,4
Trung Đông và Bắc Phi
0,1
Hạ Sahara châu Phi
- 0,2
Đông Âu và Trung Á
- 1,5
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
LÀM THế NÀO mà những nước này bất chấp lôgic kinh tế và nổi lên tới vị
trí hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu? Sự thần kỳ đã xảy ra như thế nào? Đáp
án cho câu hỏi này vẫn là một trong những chủ đề được bàn cãi nóng nhất trong
lịch sử kinh tế hiện đại. Kết quả là một thư viện tài liệu và một trận mưa những
lời giải thích. Tuy nhiên, chưa có một học thuyết riêng lẻ nào lột tả được toàn bộ
câu chuyện.
Một trường phái tư duy lập luận rằng một điều gì đó đặc biệt về chính bản
thân người châu Á đã sinh ra Phép màu. Theo họ, các nền văn hóa châu Á chứa
đựng những thành tố cần thiết để tạo nên kết quả tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng. Những người ủng hộ quan điểm này đặc biệt tập trung vào Nho giáo,
một hệ thống chuẩn mực đạo đức và triết lý cổ của Trung Hoa. Các nguyên lý
của nó bao gồm việc đề cao các giá trị tôn ti trật tự, chức sắc quan liêu và sự tận
tâm dốc sức trau dồi làm việc và học tập – tất cả những nhân tố này đã đặt nền
tảng cơ sở cho phát triển kinh tế. Nho giáo, theo như chính trị gia người Anh
Roderick Macfarquhar đã viết năm 1980, “là một yếu tố quan trọng đối với sự
phát triển của các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Đông Á sánh ngang với sự
kết hợp giữa đạo Tin lành và sự đi lên của chủ nghĩa tư bản tại phương Tây”.
Quả thật là người châu Á ở khắp khu vực đều có một khuôn mẫu hành xử
nhất định vốn góp phần vào thành công kinh tế của họ. Đầu tiên là thiên hướng
tiết kiệm thay vì chi tiêu, điều đã giúp họ tích cóp được một số vốn cần thiết để