CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 38

những chương trình tương tự nhau nên một số chuyên gia cho rằng châu Á đã
tạo ra một mô hình phát triển đặc trưng của riêng mình.

Thuyết “mô hình châu Á” đã có ảnh hưởng rất lớn và chúng ta sẽ tiếp tục tìm

hiểu về nó trong những trang tiếp theo. Tuy nhiên, nó cũng có những giới hạn.
Mô hình này đã được nhiều nước trải nghiệm Phép màu tiếp nhận ở một dạng
thức nhất định nhưng không phải là nước nào cũng hành động như vậy. Thật sự,
hai trong số những nước quan trọng nhất bước vào Phép màu là Trung Quốc và
Ấn Độ đã tạo nên những Sự thần kỳ của mình bằng cách gỡ bỏ vai trò ảnh
hưởng của nhà nước ra khỏi nền kinh tế. Hơn nữa, cuộc tranh luận về hiệu quả
thật sự của mô hình phát triển theo sự dẫn dắt của nhà nước tại châu Á vẫn còn
quyết liệt cho đến tận ngày nay. Những người ủng hộ quan điểm này lập luận
rằng mô hình đã tạo ra những thành quả kinh tế vượt lên trên và xa hơn những
gì có thể đạt được trong một môi trường thị trường tự do. Phe phỉ báng “mô
hình châu Á” thì cho rằng vai trò của nhà nước trong Phép màu đã bị thổi phồng
quá đáng và hồ sơ về những nỗ lực “chọn người chiến thắng” của châu Á đã
chất đầy những thất bại và chi phí ẩn.

Những người mang tâm lý dè dặt khi bình luận về “mô hình châu Á” có

khuynh hướng nghiêng về một cách lý giải thứ ba về Phép màu, rằng châu Á
chẳng làm một điều gì đặc biệt
mà thay vào đó, chính các lực lượng của chủ
nghĩa tư bản đã tạo ra Phép màu. Châu Á đã lợi dụng đầy đủ hệ thống thương
mại tự do toàn cầu, vốn nổi lên nhờ sự đỡ đầu của Mỹ sau khi kết thúc Chiến
tranh Thế giới thứ II, để tạo ra xuất khẩu, đầu tư, công ăn việc làm và tăng
trưởng. Tất cả các nước, từ Nhật Bản tới Ấn Độ, đã lợi dụng những lợi thế so
sánh của mình trong hệ thống kinh tế thế giới để tạo ra một sự phát triển nhanh
chóng. Các chính sách của nhà nước đã khuyến khích khu vực doanh nghiệp tư
nhân phát triển, điều mà Ngân hàng Thế giới gọi là “xây dựng những quyền cơ
bản”.

[11]

Chẳng hạn như, các nhà hoạch định chính sách sẽ đầu tư mạnh vào

giáo dục để nâng cao nguồn vốn nhân lực và vào hạ tầng cơ sở để giảm chi phí
kinh doanh. Họ cũng duy trì những môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và khỏe
mạnh bằng cách giữ cho lạm phát và thâm hụt ngân sách ở mức thấp. Nhìn từ
góc độ quan điểm này, châu Á đã đi theo một lộ trình phát triển mà về cơ bản là
mang tính kinh điển trong các nguyên lý kinh tế của mình. Ngô Khánh Thụy,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.