của nhiều năm lao động vất vả để giúp chúng tôi tự đứng được trên đôi chân của
mình”.
Kể từ thập niên 50 của thế kỷ 20, châu Á đã được hưởng phúc bởi có một loạt
những nhà lãnh đạo sáng tạo, nhiệt huyết và quyết đoán ở chính phủ lẫn doanh
nghiệp, những người đã tin tưởng tới mức lớn lao rằng thành công của riêng họ
phụ thuộc vào thành tựu kinh tế. Nhóm các nhà lãnh đạo này đa dạng nhiều
thành phần: các quan chức quan liêu và những nhà kỹ trị; các chính trị gia và
tướng lĩnh quân sự; những người theo chủ nghĩa cộng sản hay ủng hộ chủ nghĩa
tư bản; các nhà dân chủ hay những nhà độc tài; các kỹ sư, các nhà kinh tế và các
doanh nhân; thậm chí có cả một bác sĩ y khoa. Nhưng, tất cả họ đều có chung
một mục tiêu: đưa người dân nước mình thoát khỏi đói nghèo, xây dựng nền
kinh tế thịnh vượng trên mảnh đất bị chiến tranh tàn phá, tạo dựng một quốc gia
mới tách ra từ một vùng đất thuộc địa, nâng vị thế châu Á lên đúng tầm của
mình trên thế giới. Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã tóm tắt
tinh thần này trong đêm trước ngày Ấn Độ giành được độc lập từ tay thực dân
Anh vào tháng 8/1947. Ông nói: “Thành tích mà chúng ta ăn mừng hôm nay
mới chỉ là một bước đi, một cánh cửa mở ra cơ hội tiến tới những chiến thắng và
thành tựu vĩ đại hơn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Phụng sự cho Ấn Độ
cũng có nghĩa là phụng sự cho hàng triệu người đang đau khổ. Điều đó có nghĩa
là chấm dứt đói nghèo, ngu dốt, bệnh tật và bất công trong việc tiếp cận cơ hội.
Ước vọng của con người vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta là lau khô mọi
giọt lệ trên tất cả mọi đôi mắt. Điều đó có thể là vượt quá tầm của chúng ta
nhưng chừng nào vẫn còn nước mắt và nỗi thống khổ thì chừng đó công việc
của chúng ta vẫn chưa thể kết thúc.”
Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở khắp các nước thuộc thế giới đang
phát triển cũng bày tỏ những tình cảm tương tự nhưng ít có người giữ vững
những lý tưởng này và bền gan bền chí theo đuổi mục tiêu tìm kiếm hạnh phúc
cho đất nước mình. Tất cả thường biến thành những bạo chúa điên cuồng vì
quyền lực hay cố chấp thực hiện bằng được những chương trình kinh tế mà kết
quả là đưa đất nước của họ tới chỗ diệt vong. Châu Á cũng có nhiều nhà lãnh
đạo tồi như vậy nhưng rốt cuộc thì hầu hết các nhà lãnh đạo mắc phải sai lầm
hay những chính sách lầm đường lạc lối của châu Á cũng bị quét sạch và được