một trong những kiến trúc sư của Phép màu tại Singapore, đã khuyên rằng “các
nước đang phát triển không cần phải đi xa hơn Adam Smith trong việc chỉ đạo
các chính sách kinh tế của mình”.
Xét về mặt này, Phép màu là một trường
hợp mang tính sách vở giáo khoa về sức mạnh của các thị trường tự do và doanh
nghiệp tự do. Có lẽ Phép màu cuối cùng cũng không huyền diệu đến thế.
Tuy nhiên, cách lý giải này thậm chí cũng không đầy đủ. Những lý do thuần
túy lý thuyết dùng để cắt nghĩa về Phép màu đã chỉ ra cho chúng ta biết sự tăng
trưởng xảy ra như thế nào nhưng không nói được vì sao. Nếu Phép màu dễ đạt
được đến thế thì chắc hẳn bất kỳ nước nào cũng tạo ra được. Tình trạng đeo bám
dai dẳng của đói nghèo thê thảm ở nhiều dải đất rộng lớn trên thế giới, đặc biệt
là châu Phi, đã chứng minh cho ta thấy thực tế không phải vậy. Việc thiết lập
những điều kiện đúng đắn cho phát triển không bao giờ tự động xảy ra. Ắt hẳn
phải có một điều gì đó đặc biệt về châu Á.
VÌ VậY, câu hỏi vẫn mới chỉ được giải đáp nhiều nhất là một phần. Điều gì
thực sự tạo nên Phép màu cho kinh tế của châu Á? Giả thuyết của riêng tôi hoàn
tất trò chơi ghép hình bằng một miếng ghép hình còn thiếu mà các nhà kinh tế
học có xu hướng bỏ qua: con người.
Về cốt lõi, câu chuyện về kinh tế học là câu chuyện về nỗ lực của con người.
Đằng sau các con số thống kê, các bảng biểu, biểu đồ – những thứ vốn là những
công cụ chuẩn của nhà kinh tế chuyên nghiệp –là những quyết định hay hành
động của nhiều người, có thể là bậc vĩ nhân cũng có thể là một con người bình
thường. Các nền kinh tế không phải được xây dựng bởi những chính sách mà
bởi những con người đã khéo léo tạo ra nó; không phải bởi những số liệu thống
kê về sản lượng và xuất khẩu mà bởi những con người đã đón xe buýt đến chỗ
làm mỗi ngày và bỏ ra 12 giờ làm việc trên một dây chuyền lắp ráp tạo nên
những sản phẩm hàng hóa mà các nhà thống kê tính toán. Các học thuyết về
phát triển kinh tế có khuynh hướng bỏ qua nhân tố con người. Tuy nhiên, chính
từ trong cuộc sống của con người mà điều bí mật của thành công tại châu Á
được khám phá ra. Như nhà kiến thiết đất nước vĩ đại của Hàn Quốc, Park
Chung Hee, đã từng có lần viết, sự chuyển biến kinh tế của đất nước ông
“không phải là sản phẩm của một điều thần kỳ mà là những kết quả thích đáng