CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 41

thay bằng những gương mặt mới và những ý tưởng thông minh. Tuy nhiên, một
lần nữa chúng ta cũng cần phải tự hỏi lại mình: Vì sao lại là châu Á? Tại sao
nhóm lãnh đạo lạ thường này lại xuất hiện tại châu Á chứ không phải tại châu
Phi hay Trung Đông? Tại sao các nhà ủng hộ chủ nghĩa dân tộc châu Á tận tâm
cống hiến cho mục đích tăng trưởng kinh tế trong khi những người ở các khu
vực khác của thế giới đang phát triển lại không? Những câu hỏi này thật khó trả
lời. Một nhà kinh tế chỉ đơn giản đáp rằng đó là do “may mắn”.

Tôi không phải là một người tin vào thuyết định mệnh như thế. Tôi tin rằng

có nhiều nhân tố đang diễn ra như lịch sử, chính trị và kinh tế đã tạo ra Sự thần
kỳ. Các nhà lãnh đạo của Sự thần kỳ đối mặt với những điều kiện kinh tế và
chính trị có độ tương đồng nhau rất cao và họ đã đưa ra những chính sách tạo
nên sự tăng trưởng nhanh sau khi nền kinh tế đất nước suy yếu kinh khủng hay
sau khi có chính biến. Hoặc là họ thành lập những chính quyền hoàn toàn mới,
giống như Lý Quang Diệu của Singapore (chương ba) hay Tưởng Giới Thạch và
các nhà kỹ trị của mình tại Đài Loan (chương năm); hoặc là họ thiết lập những
chế độ mới, thường là bất hợp pháp, như Park Chung Hee của Hàn Quốc
(chương hai) hay Suharto của Indonesia (chương bảy), cả hai đều là tướng lĩnh
quân đội đã giành lấy quyền điều khiển đất nước. Cùng một lúc, tất cả những
nhà lãnh đạo giống nhau này đều đương đầu với những mối lo giống nhau. Park
Chung Hee của Hàn Quốc đối mặt với CHDCND Triều Tiên, Tưởng Giới Thạch
của Đài Loan với Trung Quốc, Lý Quang Diệu của Singapore và Suharto của
Indonesia đấu tranh với những phong trào cánh tả trong nước. Để đương đầu với
những thách thức này, tất cả các nhà lãnh đạo này đều đặt vấn đề tăng trưởng
nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu. Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, Lý
Quang Diệu và Suharto nhận ra rằng họ cần phải có những nền tảng kinh tế
hùng mạnh để đảm bảo cho sự tồn tại của các chính quyền hay nhà nước của
mình. Không chỉ có một nhu cầu phát triển vũ khí và xây dựng lực lượng vũ
trang mà trong các cuộc chiến của châu Á, việc đối đầu nhau bằng vũ khí tư
tưởng cũng quan trọng không kém. Chính phủ của Park Chung Hee, Tưởng Giới
Thạch, Lý Quang Diệu và Suharto phải chứng minh với người dân châu Á rằng
chính quyền và các ý thức hệ tư tưởng của họ đem lại một tương lai tốt đẹp hơn
những gì mà lực lượng khác hứa hẹn. Nhóm các nhà lãnh đạo này nhận ra rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.