năm 50 của thế kỷ trước cũng đem đến một sự lựa chọn phát triển khác không đi
theo chủ nghĩa tư bản. Những tư tưởng này đã bám chắc ở nhiều vùng rộng lớn
của châu Mỹ Latinh và châu Phi. Các kết quả đạt được thường thật là tai hại.
Tại châu Á, các nhà lãnh đạo của Phép màu đã xem thường quy ước và ý thức
hệ tư tưởng trong khi xây dựng chính sách của mình. Quyết định của châu Á lựa
chọn gắn mình với các lực lượng toàn cầu hóa và bỏ qua lẽ phải kinh tế thông
thường đang thịnh hành lúc đó là nhân tố tạo điều kiện cho Phép màu xảy ra.
Các nhà lãnh đạo của khu vực đã khám phá ra con đường đúng đắn để gặt hái
được những thành quả to lớn trong việc đem lại đời sống ấm no cho người dân
và thu được quyền lực kinh tế trong một khoảng thời gian ngắn đến lạ thường.
Nhà kinh tế học Paul Krugman viết rằng Phép màu đã chứng tỏ “nền kinh tế
toàn cầu không phải được dựng lên để chống lại những kẻ đến sau như nhiều
nhà lý luận của ‘thuyết phụ thuộc’ đã khẳng định”. Ông cho rằng, “trái lại, nó
đem đến cơ hội cho nhiều nước… đạt được sự tiến bộ kinh tế đáng giá của hai
thế kỷ trong vòng chưa đầy một thế hệ. Và phát hiện đó đã tiếp thêm sinh lực
không chỉ cho người châu Á mà còn cho cả chủ nghĩa tư bản nói chung”.
Không nghi ngờ gì nữa, Phép màu đã chứng minh rằng toàn cầu hóa tạo ra sự
thịnh vượng.
Đối với nhiều độc giả đang đọc trang sách này, một tuyên bố ủng hộ toàn cầu
hóa một cách mạnh mẽ dứt khoát như vậy hình như có thể là sai lầm, thậm chí
gây giật mình. Những người chỉ trích cáo buộc rằng toàn cầu hóa dẫn tới tình
trạng bóc lột người nghèo, lạm dụng người lao động và làm bần cùng hóa tầng
lớp trung lưu ở thế giới đã phát triển. Trong những lần xảy ra khủng hoảng kinh
tế, chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, những tiếng
nói phản đối toàn cầu hóa càng trở nên kịch liệt hơn. Dĩ nhiên, không thể phủ
nhận rằng sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ đem lại nhiều nỗi đau
đớn hơn là lợi ích trong những thời điểm suy thoái. Tuy nhiên, 40 năm lịch sử
kinh tế tại châu Á đã chứng minh rằng những khối kiến trúc của toàn cầu hóa
như thương mại tự do, dòng chảy đầu tư tự do, doanh nghiệp tự do và thị trường
tự do đã tạo ra của cải vật chất và cơ hội ở một mức độ lớn chưa từng có. Dù hệ
thống kinh tế toàn cầu đôi lúc có thể cần phải được cải tổ nhưng Phép màu là
bằng chứng rõ ràng cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở châu Á lẫn