Để thiết lập những chính sách hậu thuẫn cho tốc độ tăng trưởng nhanh, các
nhà lãnh đạo của Phép màu đã tạo ra những điều kiện nuôi dưỡng tài năng kinh
doanh. Trong các học thuyết phát triển, vai trò của các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp châu Á thường bị bỏ qua. Sự sáng tạo và khả năng kỳ lạ của họ trong
việc phát minh ra những sản phẩm mới, vượt qua các rào cản và cạnh tranh trên
các thị trường quốc tế đóng vai trò quyết định đối với thành công của châu Á.
Bậc kỳ tài về điện tử Akio Morita (chương một) và nhà cải cách trong lĩnh vực
sản xuất ô tô Soichiro Honda của Nhật Bản (chương tám), nhà sản xuất nhựa Lý
Gia Thành của Hồng Kông (chương bốn), nhà công nghiệp Chung Ju Yung của
Hàn Quốc (chương hai), các doanh nhân vi tính Thi Chấn Vinh của Đài Loan
(chương năm ) và Liễu Truyền Chí của Trung Quốc đại lục (chương 12), hai
nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ Azim Premji và
Narayana Murthy (chương mười ba) đã làm biến đổi vĩnh viễn thương trường
toàn cầu bằng cách xây dựng nên những công ty tầm cỡ thế giới và thường
xuyên chống đối mạnh mẽ những điều tưởng chừng như không thể vượt qua
được. Về thực chất, Phép màu là một chiến thắng dành cho khu vực doanh
nghiệp tư nhân.
Đó cũng là chiến thắng dành cho Mỹ, nhà bảo lãnh chính cho Phép màu, chu
cấp tiền viện trợ, bảo vệ quân sự, dìu dắt và mở lối cho hàng hóa sản xuất tại
châu Á tiếp cận thị trường lớn của Mỹ; từ đó, tạo điều kiện ở tầm quốc tế và khu
vực cho châu Á phát triển lớn mạnh. Mỹ muốn dựng lên một “phòng tuyến” là
các chính phủ đồng minh ở khắp châu Á vì mục đích chính trị. Hầu hết “những
kẻ đi trước” như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều đứng về phía Mỹ. Vai
trò then chốt của Mỹ trong việc khuyến khích phát triển kinh tế tại châu Á
thường bị đánh giá thấp. Vị cựu Thủ tướng đáng kính của Singapore, Lý Quang
Diệu, đã nói: “Nếu không có Mỹ góp phần đem lại sự an ninh và ổn định trên
toàn khu vực thì sẽ không có tăng trưởng kinh tế”.
THÀNH TựU ĐạT ĐƯợC của châu Á đã tạo ra thế giới mà chúng ta biết đến
ngày nay. Thành công của châu lục này đã làm dịch chuyển cán cân quyền lực
kinh tế và chính trị, thay đổi vĩnh viễn cấu trúc của nền kinh tế thế giới và thúc
đẩy toàn cầu hóa các thị trường quốc tế. Nhiều công ty đa quốc gia mới được
thành lập để cạnh tranh với những đối thủ của Mỹ và châu Âu. Những siêu