thất vọng. Hasan nói với Suharto: “Tôi là chỗ bạn bè thân thiết với anh. Vì vậy,
thật là không đúng nếu tôi trở thành một bộ trưởng.” Tuy nhiên, tháng 3 năm đó,
Hasan thay đổi quyết định. “Tôi cảm thấy rằng ông ấy cần sự giúp đỡ của tôi.
Tôi thấy rằng mình cần phải đứng cạnh ông ấy với tư cách là một người bạn,”
Hasan nói.
Đó là một quyết định tai họa. Việc bổ nhiệm Hasan càng đổ thêm dầu vào
đám cháy chỉ trích Suharto ở trong nước lẫn nước ngoài. Suharto giải tán nội
các gây nhiều tranh cãi này. Những cuộc đại biểu tình chống chế độ Trật tự mới
do sinh viên dẫn đầu bắt đầu nổ ra trên các đường phố Jakarta. Mỉa mai thay,
nhóm lãnh đạo biểu tình đó chính là nhóm đã từng đưa Suharto lên nắm giữ
quyền lực vào năm 1966. Bây giờ thì họ trút sự giận dữ của mình lên Suharto và
đòi ông phải từ chức. Các cuộc biểu tình chuyển biến xấu thành bạo loạn. Ngày
12/5, đã có 6 sinh viên bị thiệt mạng khi cảnh sát nổ súng vào những người biểu
tình đến từ trường đại học Trisakti ở Jakarta.
Hai ngày sau, một đám đông đã
thể hiện cơn giận dữ điên cuồng đối với cộng đồng người Hoa thiểu số, phẫn nộ
trước sự giàu có và quyền lực mà cộng đồng người Hoa có được dưới chế độ
Trật tự mới, bằng cách cướp phá khu phố Tàu của Jakarta, cướp bóc và đốt phá
nhiều tòa nhà. Phóng viên Mark Landler của tờ New York Times tường thuật khu
phố Tàu “trông giống như bị đánh bom với gạch vữa đổ nát chất cao hai bên
đường và hàng đống xe hơi, xe tải, xe gắn máy bị đốt cháy rụi tạo thành một
loạt những chướng ngại vật kinh khủng trên tuyến phố chính này”.
Cuộc bạo loạn cuối cùng đã làm cho Suharto nhận thấy rằng chế độ của ông
đang đi đến hồi kết thúc nhưng ông lại không hành động đủ nhanh để ngăn chặn
điều này xảy ra. Ngày 19/5, ông gặp gỡ 9 nhân vật lãnh đạo của cộng đồng Hồi
giáo, đưa ra một kế hoạch tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới và dần dần
chuyển giao quyền lực. Câu trả lời của họ rất mạnh mẽ. “Điều mà tất cả mọi
người đều xem như cải cách là ông phải từ chức,” họ nói với Suharto.
Ngày
hôm sau, Habibie, khi đó là phó tổng thống Indonesia, xuất hiện tại nhà Suharto
để gặp nhau mỗi tối như thường lệ. Habibie phát hiện Suharto đang ở trong
phòng của mình với một tờ giấy lớn. Suharto đang lựa chọn các bộ trưởng cho
một nội các mới. Cả hai tranh luận về những nhân vật được bổ nhiệm. Sau đó,
Suharto thổ lộ một việc chấn động. Ông có ý định từ chức tổng thống sau khi