CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 415

nội các mới chính thức tuyên thệ nhậm chức. Khi Habibie ra về, Suharto đã ôm
Habibie rồi nói: “Không còn nhiều thời gian nữa đâu.” Habibie cầu nguyện suốt
trên đường lái xe về nhà mình.

[59]

Thời gian thậm chí không còn nhiều như cả hai đều nghĩ. Chỉ trong vòng một

ngày hôm đó, áp lực lên Suharto đã gia tăng đến mức không thể nào chịu nổi.
Người phát ngôn quốc hội đe dọa sẽ bắt đầu thủ tục luận tội tổng thống nếu
Suharto không từ chức trong vòng 2 ngày nữa. Tư lệnh các lực lượng vũ trang
Indonesia triệu tập một cuộc họp các tướng lĩnh cấp cao vốn chủ trương đề nghị
Suharto ra đi. Những trụ cột chống đỡ chế độ Suharto đã sụp đổ tan tành.

[60]

Ngày 21/5/1998, chế độ Trật tự mới chấm dứt trong một nghi lễ bị rút gọn.

Mang một cái ghim bằng vàng của một công chức chính phủ, Suharto đeo vội
cặp kính và đọc một lời tuyên bố đã soạn sẵn thông báo việc ông từ chức sau 30
năm làm tổng thống. “Tôi lấy làm tiếc vì những sai lầm của mình,” ông nói, “và
tôi hi vọng đất nước Indonesia sẽ sống mãi.” Ông ra một cử chỉ nhỏ chào tạm
biệt các quan chức và giới phóng viên đang tề tựu ở đó rồi đi ra.

[61]

Khi Bob

Hasan hỏi Suharto lý do vì sao ông quyết định từ chức, ông trả lời rằng ông sợ
sẽ xảy ra bạo loạn dữ dội hơn ở đất nước Indonesia bất ổn. “Tốt hơn là để tôi bị
thương thay vì các sinh viên,” ông nói với Hasan.

[62]

Không lâu sau đó, Emil Salim, cố vấn kinh tế lâu năm của Suharto, ghé thăm

nhà của vị cựu tổng thống. Salim nhận thấy Suharto vẫn còn trong tâm trạng bị
vỡ mộng, bối rối không hiểu vì sao chế độ của ông, với tất cả những thành tựu
kinh tế to lớn, lại sụp đổ một cách chua xót và bẽ bàng như vậy. “Có điều gì đó
mà chúng ta đã làm sai hay sao?” Suharto hỏi Salim. Nhà kinh tế thông thái biết
điều gì đã xảy ra. Suharto đã bám giữ quyền lực quá lâu. Salim không nỡ nào
nói ra điều đó với người bạn lâu năm của mình. Ông chỉ trả lời một cách đơn
giản: “Thời đại đã thay đổi rồi.”

[63]

***

TUY NHIÊN, Hàn Quốc mới là nước thể hiện mối đe dọa lớn nhất đến trật tự

tài chính toàn cầu. Hàn Quốc không chỉ là nền kinh tế lớn nhất châu Á bị rơi vào
Khủng hoảng mà nước này còn bị đan chặt vào các thị trường vốn và các hệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.