CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 413

những lợi ích kinh doanh của gia đình và nhóm bạn bè thân thiết của ông.
Nhưng ngược lại, nếu Suharto chậm trễ, ông sẽ không thể gầy dựng lại được
niềm tin trong nền kinh tế, cuộc Khủng hoảng sẽ tồi tệ hơn và điều đó cũng có
thể làm bất ổn chế độ Trật tự mới. Bản chất cá nhân hóa cao trong phong cách
lãnh đạo của Suharto đang trở nên ám ảnh ông. Ông chọn một cách giải quyết
trung dung chẳng thỏa mãn được một ai: vừa bàn về cải cách vừa bảo vệ những
người thân thiết với ông. Trong một vụ đặc biệt khó xử, chính phủ đóng cửa
Ngân hàng Andromeda, một ngân hàng yếu kém do Bambang - con trai của
Suharto quản lý, để rồi sau đó cho phép Bambang có được một ngân hàng khác,
thực ra là khai trương lại ngân hàng này dưới một cái tên khác, chỉ đơn giản đổi
những dấu hiệu trên các cánh cửa ra vào của trụ sở ngân hàng.

[51]

Những hậu quả của việc lách các yêu cầu cải cách do IMF đặt ra thật nghiêm

trọng. Ngày 8/1, đồng Rupiah lao đầu mất 26% giá trị trước những thông tin lo
ngại cho rằng IMF sẽ trừng phạt Suharto bằng cách cắt hỗ trợ tài chính.

[52]

Cùng ngày hôm đó, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã gọi điện cho Suharto thúc
giục ông phải hợp tác cùng IMF, đặc biệt đề cập đến trò ảo thuật đánh tráo ngân
hàng của Bambang. Suharto không lưu tâm đến lời khuyên của Clinton và đáp
lại bằng một lời nguyền rủa “những kẻ đầu cơ” nước ngoài đang làm suy yếu
đồng Rupiah.

[53]

Tuy nhiên, đến ngày 15/1, dưới sức ép ngày càng tăng,

Suharto đã ký một thỏa thuận khác với IMF có nội dung chấp nhận những giải
pháp cải cách thậm chí còn mạnh mẽ hơn. IMF đặt điều kiện chính phủ phải hủy
bỏ sự độc quyền phân phối đinh hương gây nhiều tranh cãi của Tommy, con trai
Suharto; xóa bỏ cartel gỗ dán của Bob Hasan và chấm dứt mọi sự hỗ trợ của nhà
nước cho công ty sản xuất máy bay được ca ngợi nhiều nhưng sống dựa vào bao
cấp nhà nước của Habibie.

[54]

Bất chấp tình hình rối loạn ngày càng gia tăng, một hội nghị bị khống chế đã

bầu Suharto tiếp tục làm tổng thống nhiệm kỳ thứ 7 vào tháng 3/1998. Nội các
mà Suharto chọn ra chứng tỏ ông đang lãng quên tình thế ngặt nghèo của chế độ
mình. Nội các đó có một trong số những người con gái có máu kinh doanh
không được nhiều người ưa thích của Suharto và có người bạn thân thiết Bob
Hasan của ông trong vai trò bộ trưởng Thương mại. Suốt 20 năm trước, Suharto
liên tục kỳ kèo Hasan làm bộ trưởng nhưng Hasan luôn luôn làm Suharto phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.