Đông, thể diện rất quan trọng,” ông giải thích trên tạp chí Fortune. “Vì thế, nếu
tôi làm cho Daewoo phá sản, tôi còn mặt mũi nào để gặp mọi người được nữa?”
Tháng 11, ông gửi một bài diễn văn chia tay đầy xúc động đến toàn thể người
lao động của Daewoo. Trong đó, ông nói những vấn đề của Daewoo đã để lại
cho ông “những nỗi đau sâu sắc trên toàn bộ cơ thể tôi”.
Với lời chia tay
thống thiết đó, ông biến mất.
Cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á đã đánh mạnh tất cả các nạn nhân của nó
nhưng một số nạn nhân đã hồi phục nhanh hơn những nạn nhân khác
Nguồn: Quỹ Tiền tệ quốc tế
***
CUộC KHủNG HOảNG đã để lại một hậu quả tàn khốc lên châu Á. Năm
1998, nền kinh tế Hàn Quốc giảm tới gần 7%. Con số này tại Thái Lan là hơn
10% và tại Indonesia là 13%. Tỉ lệ thất nghiệp tăng gấp 3 lần tại Thái Lan, gấp 4
lần tại Hàn Quốc và tăng vọt gấp 10 lần tại Indonesia. Kỳ tích đáng ngạc nhiên
của Suharto về xóa đói giảm nghèo đã bị quẳng lại phía sau khi con số người
dân Indonesia sống ở mức đói nghèo tăng gấp đôi.
Sự tuyệt vọng bao trùm
nghẹt thở lên lục địa châu Á. Phép màu tưởng như đã đến ngày tận thế.
Nhưng thực tế không như vậy. Các nền kinh tế Hàn Quốc và Malaysia bắt đầu
quay trở lại với sự tăng trưởng không ngừng cũng nhanh như khi chúng sụp đổ.
Thái Lan cuối cùng cũng hồi phục mạnh mẽ. Chỉ có Indonesia là vẫn còn mang
nhiều vết sẹo của cuộc Khủng hoảng trong suốt 10 năm tiếp theo. Vì chính sách
tồi và tình trạng tham nhũng tràn lan cho nên mãi cho đến năm 2007, đầu tư
nước ngoài và tăng trưởng tại Indonesia vẫn không thể lấy lại mức đã đạt được
trước khi xảy ra Khủng hoảng. Các quốc gia châu Á có tốc độ tăng trưởng
nhanh khác nhìn chung không bị hề hấn gì trước cuộc Khủng hoảng, đặc biệt là
Trung Quốc và Ấn Độ.