Chí rất hâm mộ truyện sách quân sự và mơ ước trở thành một phi công chiến
đấu, nghề được nhiều người thèm muốn của Trung Quốc thời kỳ đầu xây dựng
Xã hội chủ nghĩa. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1962, Liễu
Truyền Chí vượt qua tất cả các kỳ thi cần thiết để trở thành một ứng viên
nhưng chàng thanh niên Liễu Truyền Chí vẫn bị đánh rớt. Một người chú của
Liễu Truyền Chí đã bị dán nhãn là “hữu khuynh” và bao nhiêu đó cũng đủ để
khiến cho Liễu Truyền Chí không đạt tiêu chuẩn về ý thức hệ đối với công việc
làm phi công chiến đấu.
Ước mơ theo đuổi nghiệp không quân của Liễu
Truyền Chí đã bị phá ngang. Anh bắt đầu chuyển sang theo học tại một học viện
quân sự ở Tây An chuyên về vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa. Nhưng, một
lần nữa, Liễu Truyền Chí lại bị xem là có vấn đề về lòng trung thành và bị cấm
không cho làm việc trong các dự án nhạy cảm. Thay vào đó, anh được giao
nhiệm vụ nghiên cứu về các hệ thống ra-đa, điều đã dẫn anh tới cơ duyên lần
đầu tiên tiếp xúc với lĩnh vực vi tính.
Sau đó, vào năm 1966, khi cuộc Cách mạng văn hóa bắt đầu diễn ra, cuộc đời
của Liễu Truyền Chí bị ném vào một mớ hỗn loạn giống như cuộc đời của Đặng
Tiểu Bình. Ban đầu, anh tham gia Hồng vệ quân và là một nhà tổ chức kiêm
phát ngôn viên tích cực cho nỗ lực của lực lượng này nhằm nhổ cỏ tận gốc
“những phần tử hữu khuynh” và “những kẻ đi theo chủ nghĩa tư bản”. Liễu
Truyền Chí nhớ lại: “Chúng tôi thật sự tôn thờ Mao Trạch Đông và tin vào bất
kỳ điều gì Mao nói.” Tuy nhiên, niềm say mê phấn khích của Liễu Truyền Chí
đã bị vất phăng khi phong trào này trở nên bạo lực. Những cuộc náo loạn tại
trường đại học nổ ra và các giáo sư vốn bị xem là “những kẻ thù” bị đánh đập và
làm nhục. Liễu Truyền Chí kinh hoàng rút khỏi các hoạt động của Hồng vệ
binh. Liễu Truyền Chí kể: “Tôi nhận ra bản chất của cuộc Cách mạng văn hóa.
Nó không phải vì sự phát triển của đất nước.” Có vẻ thế lực chính trị hãnh tiến
“đang lợi dụng đầu óc của những sinh viên ngây thơ” để phục vụ cho những
mục đích của riêng họ, Liễu Truyền Chí tiếp.
Sự phản đối của Liễu Truyền
Chí đã khiến ông trở thành mục tiêu chỉ trích của Hồng vệ binh. Một chỉ huy
Hồng vệ binh đã lên án ông là “kẻ đào ngũ khỏi ý thức cách mạng”.
Liễu Truyền Chí cố gắng tốt nghiệp vào năm 1968 và bắt đầu làm việc cải
tiến hệ thống ra-đa của Trung Quốc tại một viện nghiên cứu ở Thành Đô.