CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 444

Tuy nhiên, không lâu sau đó, một bước ngoặt trọng đại trong cuộc đời Liễu
Truyền Chí xảy đến. Mao ra sắc lệnh đẩy tất cả “trí thức” về nông thôn để cùng
với nông dân lao động chân tay hòng làm sạch tư tưởng “tư bản chủ nghĩa”
trong đầu họ. Nhiều sinh viên và giáo sư bị đưa tới các nông trại tập thể nhưng
Liễu Truyền Chí bị đày đến một trại lao động biệt lập do quân đội kiểm soát trên
một hòn đảo ngoài khơi tỉnh Quảng Đông thuộc miền nam Trung Quốc. Tại đây,
ông phải trải qua hàng giờ liền chôn chân trong bùn lầy ở những cánh đồng lúa
để gieo hạt, cắt hẳn mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Mỗi buổi sáng, Liễu
Truyền Chí và các bạn cùng trại của mình phải “tường trình” kế hoạch làm việc
trong ngày của họ cho một bức ảnh của Mao Trạch Đông treo trên tường. Ban
đêm, khi trở về từ các cánh đồng lúa, họ lại thuật lại chi tiết thành quả làm việc
ngày hôm đó cũng với bức ảnh đó. Giữa hoàn cảnh phải lao dịch và chịu mọi cô
đơn, Liễu Truyền Chí trở nên tràn ngập nỗi tuyệt vọng. Ông kể: “Chúng tôi
không biết khi nào tình hình sẽ tốt hơn. Chúng tôi không thể nhìn thấy tương
lai.”

Chính ngay thời điểm bấp bênh này mà Liễu Truyền Chí đã xác định cho

đường đời của mình. Ông xác định nghiệp chính trị là một trò chơi nguy hiểm,
rủi ro cần phải tránh nhiều nhất. Trong lĩnh vực kinh doanh, ông có thể sẽ có tự
do nhiều hơn và đạt được nhiều thành tựu hơn cho đất nước. “Tôi thực sự quyết
tâm sẽ trở thành một doanh nhân,” Liễu Truyền Chí nhớ lại.

[13]

Sau 2 năm bị

giam giữ trong trại lao động (trại này về sau được di dời sang hòn đảo phía nam
của tỉnh Hồ Nam thuộc miền trung Trung Quốc), Liễu Truyền Chí được phục
hồi cuộc sống bình thường, được phép quay trở về Bắc Kinh và được bố trí một
công việc tại viện nghiên cứu điện toán trực thuộc Học viện Khoa học Trung
Quốc danh tiếng. Viện nghiên cứu này đang phát triển những hệ thống máy tính
điện toán khổng lồ mà ban đầu được sử dụng cho các mục đích quân sự. Dù
cuộc sống của Liễu Truyền Chí ở đây dễ chịu hơn lúc ở trại lao động, nhưng đến
giữa thập niên 70, ông lại cảm thấy bị đè nén. “Suốt cả ngày, anh phải im lặng
tuyệt đối. Điều đó thật không thể nào chịu đựng nổi,” Liễu Truyền Chí có lần
nhớ lại. “Nếu anh nói lên điều gì đang diễn ra bên trong bản thân anh, về việc
anh cảm nhận mọi thứ như thế nào thì sẽ có một người nào đó tố giác anh. Nếu
có bất kỳ điều gì lộ ra, anh sẽ không chỉ gặp rắc rối mà còn rơi vào tình huống
nguy hiểm.”

[14]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.