rất ít quyền kiểm soát đối với việc đưa ra quyết định. Liễu Truyền Chí biết rằng
ông sẽ không bao giờ có thể thành công trong những điều kiện như vậy. Trước
khi bắt đầu khởi dựng sự nghiệp kinh doanh mới mẻ của mình, ông đã đặt ra
một số điều kiện nền tảng cơ bản cứng rắn đối với các chuyên gia tài chính nhà
nước. Ông đòi hỏi được toàn quyền kiểm soát quản lý công ty, được quyền thuê
người mà ông muốn và chọn những lĩnh vực kinh doanh mà công ty sẽ theo
đuổi. Đổi lại, Liễu Truyền Chí hứa sẽ không yêu cầu Học viện Khoa học chu
cấp thêm kinh phí. Hoàn toàn vui mừng trước việc tìm thấy một nhà nghiên cứu
đủ say mê, nhiệt tình trở thành một doanh nhân, giới lãnh đạo Học viện bằng
lòng ngay những yêu cầu của Liễu Truyền Chí.
Năm 1984, Liễu Truyền Chí
thành lập công ty mà sau này trở thành Lenovo. Đi lên từ cái gốc đó, Lenovo là
một công ty kỳ quặc trong nền kinh tế Trung Quốc: một công ty nhà nước do tư
nhân lãnh đạo. Ông bị mắc kẹt giữa hai phương thức cộng sản và tư bản.
Ông tuyển dụng 10 nhà nghiên cứu khác từ viện nghiên cứu điện toán để
cùng tham gia làm việc với ông trong công ty mới và vào tháng 10/1984, họ đã
có buổi họp đầu tiên. Viện nghiên cứu tặng một căn nhà có 2 phòng vốn trước
đây được sử dụng làm phòng của lính gác ở bên ngoài khu văn phòng của viện
để làm trụ sở công ty mới. Những căn phòng bỏ hoang phủ đầy bụi. Vì vậy,
trước khi bắt đầu phiên họp hoạch định kinh doanh đầu tiên của mình, họ phải
quét sạch sàn nhà và kê bàn ghế vào. Liễu Truyền Chí và các đồng nghiệp của
ông, tất cả đều là những nhà khoa học được nuôi nấng dạy dỗ như những con
người Cộng sản, không có một chút ý niệm nào về việc bắt đầu khởi dựng một
công ty kinh doanh như thế nào.
Liễu Truyền Chí thú nhận ông thậm chí còn
không dám chắc về những gì mà ông muốn công ty mới của mình phải làm. Ông
cho biết: “Trong năm đầu tiên, chẳng có một hoạch định viễn cảnh nào cả.”
Phần lớn thời gian trong cuộc họp đầu tiên đó được dành cho việc tranh cãi về
tên của công ty. Cuối cùng, tất cả họ đều thống nhất chọn cái tên “Tập đoàn phát
triển công nghệ mới” (New Technology Developer In.).
(Công ty của Liễu
Truyền Chí sau này đổi tên thành Legend, nghĩa là Huyền thoại, rồi vào năm
2004 đổi tiếp thành Lenovo).
Ban đầu, Liễu Truyền Chí kinh doanh ván trượt tuyết, đồng hồ điện tử đeo tay
và máy tính bỏ túi. Rõ ràng quy tụ một dàn toàn chuyên gia kỹ thuật, Lenovo