CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 451

bướng bỉnh như vậy ít có cơ hội thành công nhưng Chu Dung Cơ đã chứng tỏ là
một học sinh học giỏi nổi trội. Ông là khách quen được nhiều người biết đến của
các hiệu sách cổ tại Trường Sa và là một học giả mẫn cán nghiên cứu về văn
chương Trung Quốc. (Về sau, khi trở thành một chính trị gia, ông đã làm cho
các nhà ngoại giao và đồng nghiệp ngạc nhiên thán phục với tài hát to và rõ
những bài Kinh kịch Trung Hoa và trích dẫn nguyên văn những câu nói của
Abraham Lincoln). Chu Dung Cơ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc
khi còn là một sinh viên của trường đại học Thanh Hoa danh tiếng của Bắc
Kinh. Sau khi tốt nghiệp, ông được cử đến một tỉnh của người Mãn Châu để làm
việc cho ủy ban kế hoạch nhà nước của địa phương này vào năm 1951. Tỉnh
Mãn Châu đang triển khai thí điểm mô hình kinh tế kế hoạch kiểu Liên Xô. Khi
khái niệm này được biết đến khắp đất nước Trung Quốc, Chu Dung Cơ được
điều chuyển sang một ủy ban quốc gia mới, được thành lập năm 1952. Vì vậy,
trong những năm tháng còn trẻ tuổi, Chu Dung Cơ đã là hạt nhân của giới tinh
hoa lãnh đạo mới của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay cả vào lúc này, tư tưởng của Chu Dung Cơ cũng đã khác so

với hầu hết những đồng nghiệp của ông. Ông quan tâm đến việc thử kết hợp các
học thuyết kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch. Ông thường tranh luận với các
nhà hoạch định chính sách khác về đường lối kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt
là sau cuộc Đại Nhảy vọt thảm họa. Bản tính nói thẳng của ông quay lại làm hại
ông. Năm 1958, ông bị tuyên là “một phần tử hữu khuynh”, bị khai trừ ra khỏi
Đảng Cộng sản Trung Quốc, bị đưa về nông thôn làm công việc chăn nuôi heo
và cọ rửa nhà xí suốt 5 năm. Thời vận của ông sống lại cùng với thời vận của
Đặng Tiểu Bình. Năm 1979, ông quay trở lại Bắc Kinh, đảm nhận nhiệm vụ sửa
đổi chính sách để vực dậy nền kinh tế trong một ủy ban nhà nước. Năm 1991,
Đặng Tiểu Bình nâng chức cho Chu Dung Cơ làm phó thủ tướng trong Hội đồng
Nhà nước. Quyền hạn ngày càng lớn của ông đã được thể hiện rõ trong một
chuyến thăm của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992 tới một tổ hợp sản xuất thép
của nhà nước ở vùng ngoại ô Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình phàn nàn với các vị
quyền cao chức trọng đang tập hợp ở đó rằng có quá nhiều nhà lãnh đạo cấp cao
Trung Quốc vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của cải cách kinh tế. Đặng Tiểu
Bình khẳng định: “Chu Dung Cơ là người duy nhất hiểu về kinh tế.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.