Kể từ lúc đó, không ai còn đặt câu hỏi nghi ngờ về cương vị quản lý kinh tế
của Chu Dung Cơ nữa. Năm 1998, ông trở thành thủ tướng Trung Quốc. Có lẽ
không có một cá nhân nào có sự ảnh hưởng lên nền kinh tế hiện đại Trung Quốc
lớn hơn Chu Dung Cơ, ngoại trừ Đặng Tiểu Bình. Ông dập tắt nạn lạm phát
đang diễn ra nhanh và đặt nền tảng cho sự tăng trưởng ổn định hơn nhưng vẫn
sôi động của đất nước; bắt đầu quét dọn sạch khu vực tài chính đầy nợ xấu của
Trung Quốc; thúc đẩy các thị trường chứng khoán; tinh gọn các doanh nghiệp
nhà nước; và trong quá trình đó, cho phép các doanh nghiệp tư nhân được phát
triển nở rộ.
Quyết sách quan trọng nhất của Chu Dung Cơ là hướng Trung Quốc gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông đẩy nhanh việc gia nhập WTO sau
khi bàn thảo vấn đề với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Alan
Greenspan nhân chuyến thăm Bắc Kinh năm 1999 của ông này. Chu Dung Cơ
cho rằng những chính sách cải cách mà WTO đòi hỏi sẽ giúp cho Trung Quốc
tạo thêm nhiều công ăn việc làm hơn, mối lo ngại quan trọng nhất kể từ khi
công cuộc cải cách toàn diện các doanh nghiệp nhà nước của ông đang dẫn đến
việc sa thải hàng loạt lao động. Ông đặc biệt bị ảnh hưởng bởi lập luận của Alan
Greenspan cho rằng việc tự do hóa khu vực ngân hàng và tài chính Trung Quốc
theo như điều kiện gia nhập của WTO sẽ tạo thêm sức mạnh tài chính cho các
doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc. Trong suy nghĩ của Chu Dung Cơ, các chính
sách cải cách của WTO sẽ thiết lập mảnh ghép cuối cùng mà Trung Quốc cần để
trở thành một nền kinh tế thị trường chính thức: sự cạnh tranh. Bằng cách mở
cửa thị trường nội địa cho các công ty quốc tế, các công ty Trung Quốc sẽ phải
vượt mọi khó khăn để trở thành những đối thủ cạnh tranh xuất sắc nhất thông
qua cuộc chiến khốc liệt giành khách hàng với các công ty tốt nhất của phương
Tây, giống như các doanh nhân của Nhật Bản và của các Con hổ châu Á đã làm
trong những năm 60-70. Ông nói: “Gia nhập WTO sẽ đặt một số ngành công
nghiệp nhất định trước một cuộc tấn công đáng gờm. Nhưng thách thức sẽ biến
thành cơ hội, áp lực sẽ biến thành động cơ.”
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này là một tiến trình đau đớn và chậm chạp.
Trung Quốc đã đàm phán gia nhập WTO và tổ chức tiền thân của WTO kể từ
giữa thập niên 80 nhưng kế hoạch này vấp phải sự phản đối chính trị nghiêm