phải đau đầu. Vận dụng kiến thức hiểu biết sâu sắc về thị trường máy vi tính
Trung Quốc, Dương Nguyên Khánh đã tiên đoán một bí quyết mở rộng sự hiện
diện của Lenovo tại Trung Quốc. Với cái giá bán niêm yết khoảng 6.000USD,
đa số các máy vi tính đều vượt quá tầm tay của người tiêu dùng Trung Quốc có
thu nhập trung bình. Những người không có tiền nhưng vẫn muốn sở hữu một
cái máy sẽ tìm đến các cửa hàng nhỏ, mua linh kiện rời rồi lắp ráp chúng lại
thành một chiếc máy hoàn chỉnh với chỉ một phần nhỏ chi phí thay vì vung tiền
ra mua một chiếc máy có thương hiệu đàng hoàng. Dương Nguyên Khánh biết
mình cần phải giảm giá để cạnh tranh. Lenovo trước đây đã thử một chiến lược
như vậy bằng cách đưa ra một sản phẩm hời: chiếc máy vi tính “gia dụng” được
gọi là “1+1” bán với giá thấp hơn 10% so với các loại máy tính thông thường
khác. Vấn đề thách thức cơ bản nhất là một mẫu máy thậm chí không có ổ cứng
và doanh số vẫn ảm đạm. Dương Nguyên Khánh nhận ra rằng cách để tiến lên là
phải dung hòa được hai yếu tố công nghệ cao hơn và giá cả thấp hơn.
Để đạt được điều đó, Dương Nguyên Khánh đã cải tổ các phòng ban hoạt
động của Lenovo. Các kỹ sư cắt giảm chi phí sản xuất xuống còn một nửa.
Dương Nguyên Khánh mua linh kiện theo số lượng lớn để tiết kiệm tiền và lợi
dụng sự cạnh tranh giữa Intel và AMD để với tay được tới những bộ vi xử lý
chạy nhanh hơn nhưng rẻ hơn. Linh kiện nhập ngoại bị thay thế trong trường
hợp công nghệ trong nước có thể sản xuất được. Dương Nguyên Khánh thay thế
vỏ máy vi tính nhựa bằng vỏ thép mỏng, thứ mà chưa có ai bán ở Trung Quốc.
Những chiếc vỏ kim loại này trông không hay bằng vỏ nhựa nhưng chúng giúp
kéo giá xuống. Hàng tồn kho phải được kiểm soát. Để đánh giá mức độ tiến
triển, Dương Nguyên Khánh tổ chức 2 cuộc họp mỗi tháng chỉ để giám sát dòng
tiền và hàng tồn kho. Nhân viên của Dương Nguyên Khánh gọi những cuộc họp
này là “ra hầu tòa”. Dương Nguyên Khánh sẽ nhiếc móc và làm bẽ mặt bất kỳ
một nhà quản lý nào không đạt được chỉ tiêu. Các nhân viên của Dương Nguyên
Khánh chắc hẳn đã bị làm cho khiếp sợ và các đối thủ cạnh tranh của Lenovo
cũng vậy. Dương Nguyên Khánh bắt đầu chào bán chiếc máy giá rẻ của mình
vào tháng 5/1994 và việc kinh doanh máy vi tính cá nhân của Lenovo bắt đầu ăn
nên làm ra. Đầu năm 1996, Lenovo đã bán chiếc Pentium ra thị trường với giá
1.200 USD/máy. Trước đây chưa bao giờ có một chiếc máy vi tính chất lượng
cao như thế được bán với cái giá thấp đến vậy tại Trung Quốc.
Các công ty