CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 458

sản xuất máy vi tính nước ngoài đã chậm chân, không đuổi kịp mối đe dọa mới
từ Lenovo. Dương Nguyên Khánh từng có lần nói: “Chúng tôi không để cho
(các công ty nước ngoài) kịp nghỉ”. Họ “đã bị bỏ lại ở tít đằng sau và không thể
chạy đủ nhanh để bắt kịp theo chúng tôi”.

[39]

Dương Nguyên Khánh cũng thay đổi mạnh mẽ phương thức marketing và

kinh doanh của Lenovo. Ở điểm này, kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất
máy vi tính cá nhân nước ngoài của Dương Nguyên Khánh đã trở nên vô giá.
Trong suốt thời gian tự mình đi bán các sản phẩm của Hewlett-Packard tại
Trung Quốc, Dương Nguyên Khánh đã thấm chiến lược phân phối của công ty
này thông qua xây dựng một mạng lưới các đại lý kinh doanh. Lenovo trước đây
luôn luôn bán máy dựa vào đội ngũ kinh doanh của riêng mình. Dương Nguyên
Khánh cho rằng chiến lược này làm hạn chế tính linh hoạt và khả năng thâm
nhập thị trường của Lenovo. Các đại lý am hiểu về tình hình ở địa phương của
mỗi thành phố tốt hơn các nhân viên kinh doanh của Lenovo. Dương Nguyên
Khánh đi khắp đất nước Trung Quốc vào đầu năm 1994 để tìm kiếm các đại lý
kinh doanh, dụ dỗ họ bằng những lời hứa sẽ được chiết khấu bán máy Lenovo
cao hơn những công ty vi tính khác. Ở thời điểm này, Dương Nguyên Khánh
được giúp sức bằng những chính sách cải cách liên tục tại Trung Quốc. Giống
như các đại lý kinh doanh, “những người trung gian” là các đối tượng bị căm
ghét nguyền rủa dưới chế độ Mao Trạch Đông trước đây, bị coi là những phần
tử ăn bám tầng lớp lao động cao quí. Khi nền kinh tế được cởi trói, ngày càng có
nhiều người Trung Quốc muốn khởi dựng sự nghiệp kinh doanh của riêng mình
và trở thành đại lý là một cách dễ dàng để bắt đầu. Cùng lúc này, Dương
Nguyên Khánh giải thể bộ phận kinh doanh hiện hành của Lenovo, sa thải tất cả
ngoại trừ 18 trong tổng số 100 nhân viên kinh doanh được hưởng lương. Dương
Nguyên Khánh nói một cách không thương tiếc vào lúc đó: “Nếu anh không rũ
bỏ cái cũ thì chẳng có chỗ để triển khai cái mới.”

[40]

Chiến lược của Dương Nguyên Khánh đã thành công kỳ diệu. Đến cuối năm

1997, Lenovo trở thành nhãn hiệu máy tính cá nhân số 1 tại Trung Quốc (IBM
đứng thứ hai).

[41]

Liễu Truyền Chí đã chứng tỏ rằng Lenovo của ông có thể

cạnh tranh đối đầu với các công ty đa quốc gia của Mỹ và chiến thắng. Tuy
nhiên, ông nhận ra Lenovo vẫn chưa phải một công ty toàn cầu như mình đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.