LỜI BẠT
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA
TỪ MỘT NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỦ LẠNH
Tôi không quan tâm họ từ đâu đến.
Họ đang đem lại công ăn việc làm.
GERALD REEVES
Một chuyến lái xe ô tô ngẫu hứng đi cùng với Rick Franklin đã làm lung lay
niềm tin của tôi về tự do thương mại. Chúng tôi đang lái một chiếc Honda màu
trắng giữa một ngày tháng 7/2007 trên một con đường có 2 làn xe, xuyên qua
vùng đồng quê Nam Carolina, lướt qua những cánh rừng rậm rạp, những đồng
cỏ chăn nuôi bò và ngựa đẹp như tranh vẽ, những thị trấn nhỏ với những dãy
cửa hàng là lạ và những ngôi nhà cũ kĩ. Franklin, một người địa phương thích
tán gẫu, có đôi má chảy xệ, một người thần tượng đến mức ám ảnh nhà văn Mỹ
gốc Nga Isaac Asimov
, đang kể lể dài dòng, chán ngắt như tụng kinh về
những nỗi bất hạnh đã hành hạ người dân của vùng này. “Thời tôi còn trẻ, nếu
anh học xong và có thể làm một vài phép toán, anh có thể kiếm được ngay một
công việc,” Franklin giảng giải. “Bây giờ, anh không thể tìm ra một công việc
và khi anh tìm thấy nó, anh cũng không thể sống được bằng công việc đó.” Vì
chán nản và chìm ngập trong nỗi tuyệt vọng, nhiều người đã quay sang ma túy,
vừa bán vừa sử dụng ma túy. Những ngôi nhà một thời là tổ ấm của nhiều gia
đình hạnh phúc giờ đây lụp xụp, rách nát. “Nếu chúng tôi tiếp tục như thế này
thì chẳng bao lâu nữa sẽ không còn lại thứ gì,” Franklin cảnh báo.
Franklin rẽ ngoặt khỏi đường cái vào những con phố hẹp gồ ghề nằm phía sau
các ngôi nhà để chỉ cho tôi thấy những gì đã diễn ra không ổn. Đằng sau những
ngôi nhà cũ kĩ là những đống đổ nát của các nhà máy dệt sợi. Một số nhà máy
đang đứng trơ trơ im lìm, trống rỗng và hoang tàn, giống như những bộ xương
khủng long - những chứng tích bụi bặm còn sót lại nhắc ta nhớ tới một kỷ
nguyên khác hẳn. Nhiều nhà máy khác đã bị phá hủy thành những đống gạch và
thủy tinh vụn nát ở những khu đất bị bỏ hoang. Các thị trấn thuộc khu vực này