CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 508

cự này đã bị lối suy nghĩ duy lý về kinh tế chinh phục. Reeves nói về Haier:
“Tôi không quan tâm họ từ đâu đến. Họ đang đem lại công ăn việc làm”. Khi
nhà máy của Haier mở, nó chỉ cần có 28 công nhân. Reeves đã chọn họ từ vài
nghìn ứng viên hăm hở xin việc.

[11]

Kết quả không thể chối cãi được của thái độ kỳ thị châu Á ngày càng tăng là

sự bàn luận về biện pháp trả đũa, về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, về hàng rào
thuế quan mới và về việc triển khai các điều luật hạn chế dòng chảy tự do của
hoạt động sản xuất, hàng hóa và dịch vụ. Một trong những nhân vật chính chủ
trương có những động thái như thế này là người đóng vai trò chủ chốt của hãng
truyền thông Mỹ CNN Lou Dobbs, người vận động các nhà đầu tư bán đổ bán
tháo cổ phiếu của các công ty Mỹ đã tìm đến dịch vụ gia công của châu Á.
Trong cuốn “ Xuất khẩu nước Mỹ ” của mình, Dobbs đã đưa ra một đề xuất
không thể tin được là để bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ, các công ty đa
quốc gia của Mỹ cần phải bị cấm không được vận chuyển hàng hóa sản xuất ở
nước ngoài trở về Mỹ, một thông lệ mà ông gắn nhãn là “sự bóc lột của các
chính sách thương mại của chúng ta”. Dobbs lập luận, khoảng cách giữa lương
nhân công tại Mỹ và tại Trung Quốc là quá lớn đến nỗi “việc theo đuổi những
chính sách thương mại tự do vốn ép buộc công nhân Mỹ phải cạnh tranh với
công nhân ở thế giới thứ ba… rõ ràng là bất công và ngớ ngẩn”.

[12]

Dobbs đang cổ xúy cho một kiểu những chính sách thiển cận hẹp hòi giống

như những thứ mà Đặng Tiểu Bình và Manmohan Singh đã vứt bỏ. Sự sai lầm
mà các nhà bình luận và những người theo chủ nghĩa dân túy đã nói về Phép
màu là nó đã tạo ra một cuộc tranh giành ngôi vị cao nhất toàn cầu. Đó là một
cuộc đấu “chúng ta đánh lại chúng nó” mà tổng kết quả đều bằng 0 cho kẻ thắng
lẫn người thua. Một châu Á phát triển đồng nghĩa với một nước Mỹ đi xuống.
Nhưng cách nghĩ này là sai lầm. Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung
đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế to lớn của châu Á cũng nhiều ngang
với chính bản thân châu Á. Mỹ sẽ tiếp tục khám phá những lợi ích mới từ Sự
thần kỳ khi thiên sử thi về công cuộc tìm kiếm sự thịnh vượng của châu Á vẫn
tiếp tục diễn ra, miễn là chúng ta xem một châu Á đang lên là một cơ hội chứ
không phải là mối đe dọa, là đối tác chứ không phải là đối thủ cạnh tranh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.