CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 509

Tuy nhiên, khi tôi viết những dòng cuối cùng cho cuốn sách này vào tháng

2/2009, “các thế lực của chính sách ngu đần”, nói như Singh, đang tập trung sức
mạnh. Thế giới đang bị nhận chìm trong một thứ mà có thể là thảm họa kinh tế
toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930. Và đây là
thời điểm vô cùng nguy hiểm đối với triết lý ủng hộ tự do thương mại của Phép
màu. Trong nỗ lực tuyệt vọng gìn giữ việc làm và giải cứu các công ty, chính
phủ các nước đang quay sang hướng nội và trở nên dân tộc chủ nghĩa, giải cứu
các ngành kinh doanh, triển khai những nỗ lực xúc tiến xuất khẩu và các chiến
dịch “mua hàng nội địa”. Thậm chí còn chưa dừng lại ở đó, cuộc suy thoái lần
này đã xúi bẩy những nghi ngờ về các ưu điểm của chính bản thân sự toàn cầu
hóa. Khi sự sụp đổ của thị trường cho vay cầm cố thứ cấp tại phố Wall biến
thành một cuộc suy thoái toàn cầu, tất cả mọi người từ các tiểu vương xứ Ả Rập
ở vùng Vịnh Ba Tư cho đến các công nhân dây chuyền lắp ráp Trung Quốc
bừng tỉnh trước một thực tế rằng toàn cầu hóa có thể cũng đem lại sự khó khăn
gian khổ giống như đã đem lại sự thịnh vượng. Các mối quan hệ thương mại và
đầu tư chặt chẽ vốn đã chứng minh là vô cùng thành công trong việc nâng cao
mức sống của người nghèo có thể đột nhiên đảo ngược, phá hủy chính sự giàu
có thịnh vượng mà chúng đã tạo ra và đẩy hàng triệu người quay trở lại ngay
dưới ngưỡng nghèo. Thậm chí ngay tại châu Á, các nhà kinh tế học cũng đang
đặt câu hỏi nghi ngờ chính mô hình dựa vào xuất khẩu vốn đã tạo ra Phép màu.
Các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc suy thoái là những nền kinh
tế hội nhập sâu nhất vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là những kẻ đi trước như
Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông. Tại Trung Quốc, hàng chục
nghìn nhà máy xuất khẩu, niềm hi vọng tươi sáng nhất về một cuộc đời mới cho
hàng trăm triệu người nghèo Trung Quốc, đã đóng cửa vì tín dụng bị thắt chặt
và đơn đặt hàng bị giảm sút. Hàng chục triệu người đang bị mất việc làm.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Phép màu đã chấm hết. Rõ ràng, phương

thức phát triển dựa vào toàn cầu hóa do Lý Quang Diệu, Park Chung Hee và
nhiều nhà lãnh đạo khác ở thời kỳ đầu của Phép màu tiên đoán ra cần phải được
cải tiến. Vấn đề nằm ở chỗ thành công ngoạn mục của Phép màu. Lộ trình tiến
tới sự giàu có thịnh vượng thông qua đầu tư và xuất khẩu đã chạy quá tốt đến
nỗi các nhà hoạch định chính sách không cổ vũ các nguồn tăng trưởng tiềm
năng khác trong các nền kinh tế nội địa của mình, dẫn tới tình trạng quá phụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.