CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 56

nhất, quan trọng nhất tạo nền móng hình thành ngành công nghiệp bán dẫn và
điện tử nhiều ảnh hưởng của Nhật. Cuộc chiến giữa Sony với MITI còn cho
chúng ta biết được nhiều điều về cách thức Nhật Bản lập nên Phép màu của
mình. Nó cũng giải thích vì sao nhiều người Mỹ nhận thức sai lầm về hệ thống
kinh tế Nhật Bản, thứ mà về sau đã làm dấy lên nỗi lo sợ và thù địch về sự vươn
lên của Nhật Bản trên thương trường quốc tế. Để hiểu được câu chuyện lịch sử
này, chúng ta cần phải quay ngược thời gian về trên một con tàu hải quân Mỹ
neo ở ngoài khơi Nhật Bản vào năm 1853.

***

ĐỀ ĐỐC Mỹ Matthew Perry ít chịu đựng được người Nhật Bản, loại người

mà ông coi “gần như là lỗ mãng” và “đầy xảo trá”.

[21]

Tuy nhiên, sứ mệnh của

viên tướng Mỹ tại Nhật Bản vào những năm 50 của Thế kỷ 19 đã góp phần thúc
đẩy các nhà lãnh đạo Nhật Bản khi đó đi đến quyết định chọn sự nghiệp hiện đại
hóa kinh tế là ưu tiên hàng đầu của mình. Perry đã vô tình sắp xếp lại cán cân
quyền lực toàn cầu, khởi xướng cho sự thách thức của châu Á đối với vị thế
thống trị của phương Tây và đặt nền tảng cho Phép màu.

Đề đốc cáu kỉnh Perry được Tổng thống Mỹ Millard Fillmore giao nhiệm vụ

đặc biệt là thiết lập quan hệ thương mại giữa Mỹ với Nhật Bản. Các tướng quân
của Mạc phủ Tokugawa, những người đã cai trị Nhật Bản suốt từ đầu thế kỷ 17,
đã bế quan tỏa cảng, đóng cửa không quan hệ với người nước ngoài, chỉ cho
phép giao thương rất hạn chế tại hải cảng ở Nagasaki, miền nam nước Nhật. Các
tướng quân nhà Tokugawa lo ngại những ảnh hưởng từ bên ngoài sẽ làm xói
mòn văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế trong nước. Khi Đề đốc Perry cho chiếc
chiến hạm khổng lồ của mình chạy vào gần Vịnh Tokyo, người Nhật đã kiên
quyết khước từ lời đề nghị khẩn khoản của Perry muốn vào sâu hơn trong đất
liền bằng ngả này. Các đại diện của Mạc phủ Tokugawa yêu cầu Perry phải rời
sang Nagasaki, nơi người Nhật sẽ đánh cuộc với ông.

Đối với Perry, điều đó chẳng khác nào rút lui. Tổng thống Fillmore đã tin cậy

trao cho ông một bức thư để gửi đến các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Perry đang
có ý định chuyển nó. Ngày 9/7/1853, Perry tuyên bố với phía Nhật Bản rằng nếu
họ không chấp thuận thư của Tổng thống Mỹ Fillmore thì ông sẽ cập bờ “với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.