CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 58

một nhà cải cách thời Minh Trị đồng thời là thủ tướng Nhật Bản khi đó, đã thu
tóm tinh thần sứ mệnh trong một bài phát biểu với sinh viên đại học. “Các bạn
sinh viên thân mến! Nhiệm vụ của các bạn là làm sao nâng cao vị thế của đất
nước, đưa Nhật Bản sánh ngang tầm với các cường quốc văn minh và tiếp đó là
xây dựng một nền tảng để từ đó chúng ta sẽ vượt qua tất cả họ.”

[24]

Nhật Bản thời Minh Trị bắt đầu du nhập công nghệ và cơ cấu tổ chức của

nước ngoài với tốc độ điên cuồng. Hàng loạt các phái đoàn được cử ra nước
ngoài tìm kiếm mô hình phát triển tốt nhất để Nhật Bản đi theo. Hệ thống đại
học và ngân hàng được xây dựng theo kiểu Mỹ, các bộ luật dân sự và thương
mại chịu sự ảnh hưởng của Anh và Đức. Những bí quyết công nghệ cùng máy
móc mới nhất trong lĩnh vực đường sắt, viễn thông và công nghiệp được nhập
về từ khắp mọi nơi. Dù vậy, Nhật Bản không có ý định đơn thuần rập khuôn
những cách thức phát triển của nước ngoài. Nhật chỉ vay mượn ở những nền
kinh tế phát triển nhất thế giới những gì mà mình cần để đánh bại lại chính các
nước đó đồng thời vẫn giữ gìn những giá trị cơ bản của văn hóa Nhật. Nhà giáo
dục xuất chúng thời Minh Trị Jo Niijima đã đưa ra lời khuyên: “Nếu anh muốn
chống lại những tư tưởng và tín ngưỡng ngoại lai thì tự anh cần phải tấn công
vào phần cốt lõi của chúng ( sic ) và biến vũ khí của chúng thành vũ khí của
riêng anh.”

[25]

Các nhà lãnh đạo Minh Trị không dám tin tưởng đặt tương lai đất nước vào

các lực lượng ủng hộ kinh tế tự do. Nhà nước can thiệp mạnh vào công cuộc
công nghiệp hóa đất nước ngay từ đầu. Toshimichi Okubo, một trong những nhà
lãnh đạo quyền lực nhất của chế độ Minh Trị, đã khuyến cáo Nhật Bản cần phải
bước nhanh hơn “để kích thích sản xuất trong nước và tăng cường xuất khẩu để
khắc phục những điểm yếu bằng cách gia tăng sức mạnh và sự thịnh vượng của
quốc gia”. Ông Okubo nhận định các doanh nhân Nhật Bản không có khả năng
đạt được những mục tiêu này bằng thực lực của riêng họ. Cho nên, Okubo nhấn
mạnh “hết sức cần” phải hình thành những ngành nghề do nhà nước quản lý
“ngay cả khi điều đó đi ngược với các quy định kinh tế chính trị”. Nhật Bản “có
vài đặc điểm khác biệt”. Vì vậy, cần xây dựng những “luật lệ khác biệt” để phát
triển.

[26]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.