CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 59

Những nỗ lực của chế độ Minh Trị đã được đền đáp bằng thành công ngoạn

mục. Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên không phải là phương Tây thực hiện
công nghiệp hóa. Khi đất nước Nhật chuyển hướng tới những ngành công
nghiệp nặng hơn thì số lượng các tập đoàn kinh tế lớn, gọi là zaibatsu , cũng
được hình thành. Tuy nhiên, cùng với sự mở mang kinh tế thì cũng đi kèm với
vấn đề quân phiệt, bạo lực. Vào những năm 30, chính phủ Nhật Bản đã thu tóm,
sắp xếp các nguồn lực công nghiệp của quốc gia để chuẩn bị cho một cuộc
chinh phạt quân sự châu Á. Khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, thế giới thảng
thốt nhận ra tiềm lực công nghiệp và kỹ thuật của Nhật đã đuổi kịp châu Âu.

Việc Nhật bị đánh bại trong cuộc chiến này chỉ càng làm cho chính phủ và

giới lãnh đạo doanh nhân Nhật thêm cháy bỏng khát khao bắt kịp phương Tây.
Tình trạng khốn cùng tuyệt vọng của đất nước lúc tàn cuộc chiến bắt buộc Nhật
phải một lần nữa tìm mọi cách phát triển kinh tế càng nhanh càng tốt. Nguồn
năng lượng dân tộc chủ nghĩa mãnh liệt vốn đổ vào chiến tranh trước đây giờ
dốc hết sang phát triển kinh tế. Sang những năm 60, khẩu hiệu fukoku-kyobei
của thời Minh Trị biến thành Obei ni oikose , nghĩa là “vượt qua châu Âu và
nước Mỹ”.

[27]

Phong cách lãnh đạo của Nhật Bản sau chiến tranh vừa mang

chút hơi hướng của thời kỳ Minh Trị vừa có nhiều đặc tính mới kết hợp từ các
nền kinh tế thời chiến tạo thành thứ được biết đến như là một “mô hình châu Á”
đặc trưng của sự phát triển mà về sau có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực.

“Mô hình” này là kết quả sáng tạo tập thể. Không có một cá nhân nào từng

ngồi xuống, phác thảo chương trình phát triển toàn diện cho Nhật. Hệ thống đó
hình thành theo thời gian, đáp ứng những yêu cầu nhất định của nền kinh tế ở
từng thời kỳ nhất định. Khi nó thành hình vào giữa những năm 50, “mô hình”
vận hành giống như một cỗ máy được bôi trơn dầu mỡ. Nói theo cách gọi của
một quan chức Nhật Bản thì nó là “một cỗ máy GNP” (Gross National Product
– tổng sản phẩm quốc dân)

[28]

. Đội ngũ công chức, những người đã sáng tạo ra

“mô hình châu Á”, đều có khuynh hướng tránh xa các chính sách kinh tế tự do
kiểu Mỹ. Họ khẳng định phải để nhà nước nắm giữ vai trò lãnh đạo trong phát
triển kinh tế Nhật Bản. Xét về nghĩa này, tất cả họ đều là học trò của Okubo thời
Minh Trị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.