CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 61

của nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường giống như Sahashi là làm việc tại MITI

[iii]

hoặc tại Bộ Tài chính, 2 cơ quan bộ có ảnh hưởng mạnh nhất trong bộ máy

chính phủ Nhật lúc bấy giờ. Trải qua một loạt những cuộc phỏng vấn mệt mỏi,
cuối cùng Sahashi nhận được lời mời làm việc ở cả 2 bộ vào cùng một ngày.
Ông chọn MITI.

[32]

MITI, nhờ vào sự giúp sức lèo lái của Sahashi, đã trở thành trung tâm chỉ huy

đối với “mô hình châu Á” tại Nhật Bản. Quan điểm của Sahashi về kinh tế cũng
giống như cách nhìn nhận, đánh giá của Okubo. Nó dựa trên niềm tin rằng Nhật
Bản không thể tiến lên một cách đúng đắn nếu không có bàn tay hướng dẫn của
nhà nước. Sẽ thật là toàn mỹ “nếu con người trở nên hoàn hảo và sự hòa hợp
giữa cá nhân với tập thể sẽ tạo ra một kiểu mẫu phát triển lý tưởng. Nhưng trong
thực tế của chúng ta, đời sống xã hội bình thường hay lĩnh vực kinh tế còn cách
xa điều lý tưởng này. Vì vậy, (giới chức chính phủ) phải chăm lo cho phúc lợi
của người dân và đóng góp cho sự phát triển xã hội”.

[33]

Sahashi và nhiều quan

chức của MITI lo ngại nếu giao vai trò điều tiết đó cho thị trường thì nền kinh tế
Nhật Bản sẽ không phát triển đúng hướng. Các động lực của thị trường sẽ dẫn
dắt những nguồn lực ít ỏi của đất nước chảy vào những ngành nghề kinh doanh
mà Nhật Bản có lợi thế rõ ràng. Chẳng hạn như vài năm ngay sau chiến tranh,
những ngành nghề thâm dụng lao động như sản xuất đồ chơi, dệt sợi sử dụng rất
nhiều nhân công với mức lương rẻ mạt. Tuy nhiên,
nhiều quan chức chính phủ như Sahashi muốn tạo ra những lợi thế cạnh tranh
mới .

[iv]

Họ dự định lèo lái nền kinh tế đi theo hướng công nghiệp nặng đòi hỏi

kiến thức tinh thông nhiều hơn về công nghệ kỹ thuật và sự đầu tư lớn hơn, từ
đó tạo ra mặt bằng lương nhân công cao hơn và hàng hóa xuất khẩu giá trị đỉnh
cao. Cách duy nhất để những ngành công nghiệp này phát triển, theo giới lãnh
đạo Nhật Bản, là thông qua sự can thiệp của nhà nước. Chính phủ phải đảm bảo
rằng các nguồn lực cần thiết được phân bổ cho những khu vực ưu tiên phát
triển. Sách lược này được gọi là “chính sách công nghiệp”.

Thật ra, ý tưởng cho rằng chính phủ có khả năng định hình một số kết quả

kinh tế cụ thể không phải là điều mới mẻ. Một trong những người đầu tiên khởi
xướng “chính sách công nghiệp” là cha đẻ người Mỹ Alexander Hamilton.
Trong một báo cáo gửi đến Quốc hội Mỹ năm 1791, Hamilton đã lập luận chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.