CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 63

lương nhân công thấp nhưng khi đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển, họ
sẽ dần dần chuyển sang những mặt hàng phức tạp hơn về công nghệ và đắt tiền
hơn.

Đối với các doanh nhân Nhật Bản, “mô hình châu Á” do MITI dẫn dắt một

mặt rõ ràng là rất tốt. Mọi hình thức bảo vệ và đặc quyền do chính phủ thiết lập
đều tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những tập đoàn kinh tế mới. Nhưng,
mô hình cũng có mặt trái là các nhà quản lý nhà nước của Nhật Bản sẽ đòi hỏi
được kiểm soát nền kinh tế nhiều hơn so với giới chức Mỹ trong điều kiện kinh
tế thị trường tự do vì họ muốn đảm bảo chính sách công nghiệp của mình hoạt
động. Gần như suốt thập niên 50 của thế kỷ 20, MITI nắm giữ quyền lực chính
thức rất lớn. Điều này khiến MITI có thể can thiệp vào tận việc ra quyết định
của các doanh nghiệp. Việc MITI kèm chặt sự phân bổ ngoại tệ khiến Sony đau
đầu chỉ là một trong nhiều ví dụ. Đầu những năm 60, MITI bắt đầu nới lỏng một
số quyền hành hợp pháp của mình trong nỗ lực tự do hóa thị trường. Tuy nhiên,
Sahashi và nhiều quan chức MITI khác vẫn cho rằng việc để cho các doanh
nghiệp tư nhân tự quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của họ mà không có
sự giám sát của MITI là điều không thể tưởng tượng được. Sahashi đã từng chỉ
trích: “(Giới doanh nghiệp) thật là vị kỉ khi đòi hỏi chính phủ chỉ nên quan tâm
đến việc tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động mà không
được quyền chỉ đạo họ phải làm những gì”.

[37]

Vì vậy, Sahashi cùng các đồng

nghiệp đã hoàn thiện một cơ chế kiểm soát không chính thức mà thông qua đó
MITI sẽ đưa “các khuyến nghị” đối với các doanh nghiệp tư nhân. “Các khuyến
nghị” này được biết đến dưới dạng “hướng dẫn hành chính”.

Những quyết định về chính sách này thường là “ngoài luật”. Xét về mặt pháp

luật, MITI không có quyền hành chính thức buộc phải thực thi chúng. Nhưng, vì
chính quyền vẫn giữ lại đủ đòn bẩy kiểm soát đối với nền kinh tế nên các cơ
quan hành pháp vẫn thường đánh liều làm ngơ “hướng dẫn hành chính”. Sahashi
đặc biệt cứng rắn đối với những lãnh đạo doanh nghiệp chống đối lại lệnh của
ông. Năm 1965, doanh nghiệp sản xuất thép Sumitomo Metals đã phản đối
“hướng dẫn” của MITI yêu cầu doanh nghiệp này phải cắt giảm sản lượng giữa
lúc tình hình kinh tế suy thoái. Việc tổ chức những cácten sản xuất đã trở thành
nét thường xuyên trong hoạt động điều hành của MITI nhằm bảo vệ các ngành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.