CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 64

nghề của Nhật Bản khỏi tác động tiêu cực khi thị trường đi xuống. Tuy nhiên, vị
chủ tịch giận dữ của công ty Sumitomo là Hosai Hyuga đã coi động thái áp đặt
hạn ngạch sản xuất của MITI lên Sumitomo là không công bằng. Sumitomo tự
tin quyết định “nhân danh công lý đấu tranh cho quyền lợi của mình”. Sahashi
đe dọa cắt nguồn than cốc nhập khẩu –nguyên liệu thô chủ chốt trong sản xuất
thép – của Sumitomo. Trong một động thái thách thức công khai hiếm hoi đối
với MITI, Hyuga đã tổ chức họp báo và khẳng định ông sẽ vẫn tiếp tục sản xuất
nhiều thép theo ý của mình. Tuy nhiên, vì Sahashi nắm quyền kiểm soát lượng
than cốc nhập khẩu của Sumitomo nên Hyuga không còn sự lựa chọn nào khác
ngoài việc nhanh chóng giương cờ trắng đầu hàng. Dù Sahashi bị báo chí đả
kích tới tấp vì có thái độ cửa quyền nhưng “Ông MITI” ngoan cố vẫn tin chắc
mình đã phụng sự cho lẽ phải của nền kinh tế. “Tôi vẫn không mảy may nghĩ
rằng những gì mình đã làm là sai trái,” Sahashi sau đó khẳng định.

[38]

Đòn bẩy kiểm soát quan trọng nhất của chính phủ là Bộ Tài chính, cơ quan

chỉ huy tài chính, một đồng minh đầy quyền lực của MITI trong chính sách
công nghiệp, điều hành. Một phóng viên đã gọi cơ quan này là “một thế lực tư
tưởng, kinh tế và chính trị mà không một nước phát triển nào có cái tương tự”.

[39]

Mặc dù các ngân hàng thương mại của Nhật Bản là những định chế tài chính

tư nhân nhưng Bộ Tài chính vẫn chỉ đạo hầu hết tiến trình ra quyết định của các
ngân hàng này. Bộ Tài chính điều khiển dòng tiền sao cho đảm bảo các khoản
cho vay phải chảy vào những ngành nghề, doanh nghiệp “mục tiêu” mà MITI đã
chọn. Bộ Tài chính thực hiện việc này thông qua quyền giám sát các hoạt động
cho vay của Ngân hàng Nhật Bản, tức Ngân hàng Trung ương của nước này.
Trái với các nước phương Tây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nằm dưới sự
quản lý của Bộ Tài chính. Khi nguồn tài chính của các ngân hàng tư nhân không
đủ đáp ứng cho các doanh nghiệp “mục tiêu”, chính phủ sẽ ra lệnh cho các định
chế tài chính của nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, bơm
thêm tiền. Để giúp cho tiến trình quản lý tài chính diễn ra suôn sẻ, chính phủ
Nhật quyết định tái thành lập những nhóm tập đoàn kinh doanh lớn trong đó có
một số zaibatsu cũ đã bị Tướng Douglas MacArthur giải tán trong thời gian Mỹ
chiếm đóng quân sự tại Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi nhóm tập
đoàn, bây giờ được gọi là keiretsu , có một ngân hàng và một công ty thương
mại đóng vai trò hạt nhân còn các công ty công nghiệp khác đóng vai trò là vệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.