phủ mới chào đời của Mỹ cần phải “tài trợ và bảo vệ đặc biệt” nhằm nuôi dưỡng
các ngành sản xuất sống còn của nền kinh tế và che chắn cho các ngành nghề
này để đảm bảo Mỹ có thể cạnh tranh lại các nền kinh tế phát triển hơn của châu
Âu.
Chiến lược của Nhật Bản tương tự với quan điểm của Hamilton. Nước
Nhật thời hậu chiến định hình hệ thống kinh tế phức tạp và tiên tiến nhằm mục
tiêu phát triển một số ngành công nghiệp nhất định. Theo nhận xét của Johnson,
“hệ thống kinh tế tăng trưởng nhanh” của Nhật “là một trong những chính sách
công nghiệp hiệu quả và hợp lý nhất mà chưa có bất kỳ một chính phủ nào nghĩ
ra”.
Sahashi và đồng nghiệp của ông ở MITI “chọn ra những kẻ thắng cuộc” bằng
cách “nhắm vào” một số ngành nghề nhất định mà họ cho là có tiềm năng phát
triển và có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Những “kẻ thắng cuộc” ban đầu là
ngành thép và đóng tàu; những ngành lọt vào tầm ngắm tiếp theo là những
ngành công nghệ cao, chẳng hạn như công nghệ bán dẫn. Sau đó, MITI, Bộ Tài
chính và Ngân hàng trung ương Nhật Bản cùng phối hợp đưa ra nhiều sáng kiến
thu hút khu vực tư nhân vào những ngành công nghiệp “mục tiêu” này. Các sáng
kiến đó bao gồm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng nguồn vay tài chính lãi suất
thấp, miễn thuế nhập khẩu các loại máy móc cần thiết, chuyển giao công nghệ
nước ngoài và dựng hàng rào thương mại bảo vệ những ngành công nghiệp
“mục tiêu” khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài. Mục đích của các
sáng kiến này là giảm chi phí và rủi ro đối với các công ty tư nhân tham gia các
dự án trong lĩnh vực được nhắm đến. Từ đó, khuyến khích họ đầu tư mở rộng
qui mô lớn hơn với tốc độ nhanh hơn so với khi họ hoạt động trong điều kiện thị
trường tự do. Hạ thấp hàng rào đầu tư đóng vai trò then chốt vì các ngành công
nghiệp nặng “mục tiêu” đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều nhưng có rất ít hi vọng thu
lời nhanh. Mục đích của chính sách công nghiệp Nhật Bản không chỉ là tạo đà
tăng trưởng kinh tế thần tốc mà còn nhằm thay đổi toàn bộ cấu trúc nền kinh tế,
hướng tới những ngành công nghiệp tiên tiến, sản sinh ra những công ty có sức
cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trong các lĩnh vực mới, giá trị cao. Trong quá
trình kiến tạo sự đổi mới, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã định hình kiểu mẫu phát
triển mà sau đó hầu hết các nước châu Á khác trải qua Phép màu đều chọn đi
theo. Các nền kinh tế ban đầu thúc đẩy tăng trưởng nhanh bằng cách tạo ra
những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp, đòi hỏi chi phí sản xuất thấp và