CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 65

tinh quay quanh. Tất cả mọi công ty thành viên của keiretsu liên kết với nhau
thông qua việc nắm giữ chéo cổ phiếu của nhau. Keiretsu chịu trách nhiệm đưa
chính sách công nghiệp của MITI vào cuộc sống thông qua việc tiếp nhận các kế
hoạch, đề xuất, sáng kiến và chuyển hóa chúng vào các doanh nghiệp mới.
Những nhóm lớn này đã trở thành những cái tên nổi tiếng toàn cầu như
Mitsubishi, Sumitomo, Fuji, Mitsui.

Mặc dù các keiretsu được bảo vệ ở trong nước nhưng chính phủ Nhật chưa

bao giờ có ý định để cho chúng phát triển thành những tập đoàn kinh doanh
cồng kềnh, nặng nề và hoạt động kém hiệu quả. Ngay từ đầu, các dự án do MITI
hậu thuẫn đều nhằm mục đích hướng tới cạnh tranh toàn cầu. Tầm nhìn xa này
là điểm khác biệt quan trọng giữa “mô hình” chính sách công nghiệp của Nhật
Bản với các phương thức phát triển có sự quản lý của nhà nước mà nhiều nền
kinh tế đang nổi khác trên thế giới đang áp dụng. Thành công của một doanh
nghiệp được MITI đỡ đầu do chính năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp này
quyết định. Vì Nhật Bản khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nên xuất khẩu được
coi là chiếc phao cứu sinh đối với nền kinh tế đất nước. Chính sách công nghiệp
của Nhật Bản, vì thế, liên quan mật thiết với các nhu cầu thương mại quốc tế.

Định hướng quyết tâm dồn sức cho xuất khẩu cũng buộc các doanh nghiệp

Nhật Bản phải chiến đấu với các đối thủ cạnh tranh châu Âu và nước Mỹ trên
các thị trường thế giới ngay từ giai đoạn trứng nước. Các công ty Nhật Bản
không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải trở thành những nhà sản xuất hiệu
quả, chất lượng cao càng nhanh càng tốt. Xét theo nghĩa này, “mô hình” của
Nhật Bản đã đưa ảnh hưởng của thị trường vào chiến lược phát triển. Đây là
điều mà nhiều nước đang áp dụng phương thức phát triển có sự quản lý của nhà
nước thường bỏ qua. Sahashi khẳng định cạnh tranh là “cách để làm cho nền
kinh tế tốt hơn”. Ông viết: “Chúng ta cần nhìn nhận việc cạnh tranh tự do là tốt
vì đó là biện pháp tốt nhất để tận dụng sức sáng tạo của con người”. Chính tại
điểm này, chúng ta phát hiện ra điều bí mật thật sự trong “mô hình” của Nhật
Bản. Đó là cách thức phối hợp giữa yếu tố can thiệp điều tiết của nhà nước với
động lực thị trường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.