CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 67

các đối thủ cạnh tranh. Nền kinh tế Nhật Bản được mô tả giống như một tổ chức
nham hiểm quyết tâm bá chủ thế giới. Năm 1990, Bennett Bidwell, Giám đốc
điều hành cấp cao thời đó của hãng sản xuất ô tô Mỹ khổng lồ Chryler, đã gọi
Nhật Bản là “kẻ xâm lược kinh tế tận tâm tận lực với mục tiêu tấn công và có sự
tính toán chặt chẽ từ trung ương”.

[41]

Tuy nhiên, khái niệm “Tập đoàn Nhật Bản” là một trong những nhận thức sai

lầm lớn về Phép màu dù thực tế Nhật Bản có tồn tại kiểu kinh doanh liên kết
chặt chẽ với nhau. MITI có thể điều khiển các chính sách và tài chính nhưng cơ
quan này không thể quản lý vi mô mọi mặt của nền kinh tế chủ yếu là tư nhân.
Đã có nhiều ví dụ cho thấy các công ty, thậm chí là toàn bộ các doanh nghiệp
trong một ngành nghề, đã nổi dậy, phá vỡ thành công vòng cương tỏa dưới danh
nghĩa “hướng dẫn” của MITI. Một ví dụ, đầu thập niên 60, Sahashi ấp ủ một kế
hoạch buộc các doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô phải sáp nhập nhằm
mục đích tạo ra những công ty lớn hơn. Sahashi tin rằng những công ty lớn này
sẽ có đủ sức cạnh tranh với “3 đại gia” của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch của
Sahashi vấp phải sự chống đối quyết liệt đến nỗi cuối cùng nó buộc phải phá
sản. Giới chức MITI cũng góp phần trong những thất bại ê chề khi “những kẻ
chiến thắng” mà họ đã chọn lựa hóa ra thành những kẻ bại trận. Một trong
những sai lầm được biết đến nhiều nhất của MITI là nỗ lực xây dựng ngành
công nghiệp sản xuất máy bay thương mại với những kỳ vọng rất cao nhưng kết
cục là không thành công. Ngược lại, một số ngành phát triển thành công nhất
của Nhật Bản, chẳng hạn như ngành sản xuất xe mô tô, chế tạo người máy, sản
xuất máy fax và điện tử gia dụng lại ăn nên làm ra mà không có sự đỡ đầu đáng
kể nào của MITI.

[42]

Morita phàn nàn “MITI từ trước đến giờ không phải là nhà

hảo tâm lớn của ngành điện tử Nhật Bản như một số người dường như cho là
vậy”.

[43]

Trên thực tế, kết quả thành công xen lẫn thất bại của MITI đã và đang gây ra

một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các nhà kinh tế học Nhật Bản về tầm quan trọng
đích thực của các chính sách công nghiệp do MITI đề ra trong việc làm nảy sinh
tốc độ tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản. Liệu có phải “mô hình châu Á” thực
sự hiệu quả đến thế? Liệu có phải mô hình này là căn nguyên chính của Phép
màu?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.