CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 68

Những người đề xướng “mô hình châu Á”, chẳng hạn như Chalmers Johnson,

cho rằng MITI đã thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Nhật Bản vượt xa cái mức mà Nhật hẳn sẽ đạt được nếu thực thi
chính sách cho phép tư nhân tự do kinh doanh. Nói như Johnson, MITI đã “một
tay” làm biến đổi cơ cấu kinh tế Nhật Bản vào thập niên 50 và đầu những năm
60.

[44]

Phe ủng hộ MITI lập luận bằng cách dẫn ra bằng chứng nằm ở các kết

quả đạt được: Một vài ngành công nghiệp được MITI chọn ra với tư cách là kẻ
chiến thắng đã nằm trong số những ngành thành công nhất của Nhật Bản. Vì
thế, sự can thiệp của chính phủ là nhân tố quyết định .

Nhiều người khác không dám khẳng định chắc chắn như vậy. Họ cho rằng

những người ủng hộ MITI như Johnson đã dành cho bộ này quá nhiều lời khen
ngợi. Nhà kinh tế học Takafusa Nakamura viết: “Những người ủng hộ quan
điểm “Tập đoàn Nhật Bản” thiên về thổi phồng tầm quan trọng của một khía
cạnh duy nhất trong nền kinh tế Nhật Bản”.

[45]

Johnson và những người có

cùng quan điểm với ông này có khuynh hướng vừa đánh giá thấp vai trò của các
doanh nghiệp, của ban quản trị các tập đoàn và của giới công nhân Nhật Bản
vừa quy thành công của Nhật cho bộ máy quản lý của nhà nước. “Tốc độ tăng
trưởng nhanh không đơn thuần là kết quả của các chính sách tăng trưởng, càng
không phải là kết quả của một “kịch bản” do một nhóm những cá nhân tinh hoa
ưu tú nghĩ ra,” nhà kinh tế học Nhật Bản Yutaka Kosai bình luận. “Nói đúng
hơn, chính những phản ứng nhanh nhạy với các điều kiện thị trường của các
công ty và hộ gia đình ở cấp thấp nhất (trong hệ thống kinh tế) mới đóng vai trò
quan trọng quyết định”.

[46]

Nhìn từ góc độ này, MITI đơn thuần chỉ đóng vai trò

là người tạo ra các điều kiện cho phép kinh tế tăng trưởng. Phần việc nặng nề là
do các công ty tư nhân Nhật Bản hoàn tất. Theo lập luận của phe phản đối,
nguồn gốc thực sự của việc Nhật Bản phát triển nhanh chóng không xuất phát từ
bàn tay hướng dẫn của giới quản lý nhà nước mà bắt nguồn từ sức mạnh của các
thị trường. “Mặc dù không thể phủ nhận nhà nước đã tạo một môi trường (kinh
doanh) thuận lợi nhưng các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng vẫn là tư nhân:
nhu cầu đầu tư kinh doanh, tiết kiệm tư nhân, lực lượng lao động cần cù và có
tay nghề cao hoạt động trong một môi trường kinh tế định hướng thị trường,”
hai nhà kinh tế học Hugh Patrick và Henry Rosovsky nhận xét. Họ kết luận,
kiểu phát triển của Nhật Bản “không hề mang tính độc nhất vô nhị. Vì vậy, dù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.